Chào mừng đến với Bảo tàng!

Nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội, cách hồ Hoàn Kiếm và khu phố cổ khoảng hơn 500m, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam toạ lạc trên phố Lý Thường Kiệt – con phố đẹp, cổ kính bậc nhất Hà Nội. Đến với Bảo tàng, khách tham quan được tìm hiểu về vai trò của phụ nữ Việt Nam trong dòng chảy lịch sử và văn hóa của đất nước qua những nội dung trưng bày khoa học, đẹp mắt và ấn tượng.

Những câu chuyện về phụ nữ  ở khắp mọi miền  rất đỗi bình dị, nhưng lại sâu sắc, ẩn chứa tình yêu, sự hi sinh và những đóng góp thầm lặng, tạo nên khí chất, vẻ đẹp và tầm quan trọng của phụ nữ Việt Nam trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Chúng tôi sưu tầm,  lưu giữ, giới thiệu những giá trị, di sản và vẻ đẹp ấy đến với công chúng trong và ngoài nước, để mỗi chúng ta thêm tự hào, yêu thương và trân trọng họ.

 

Giờ Mở Cửa

Hàng ngày: 08:00 – 17:00
Từ Thứ 2 đến Chủ nhật.

Địa chỉ:

36 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Nội dung nổi bật

Sự kiện “Chào hè cùng văn hóa Nhật Bản”

Sự kiện hứa hẹn sẽ là một món quà ý nghĩa dành tặng cho các bạn nhỏ và công chúng Thủ đô, đặc biệt là những người yêu mến văn hóa Nhật Bản.

Trưng bày thường xuyên

Cùng khám phá và tìm hiểu về lịch sử và văn hóa của phụ nữ Việt Nam qua các trưng bày của chúng tôi!

“Tiền Trường Sơn” – Ký ức và sứ mệnh

Trao cho Bảo tàng Phụ nữ  Việt Nam những kỷ vật gắn với những năm tháng gian khổ trên chiến trường năm xưa, Lê Thị Vọng Hương – cô y tá Trường Sơn năm nào bồi hồi kể lại những kỷ niệm khó quên và giấc mơ được trở thành bộ đội.

Bộ sưu tập hiện vật

Sự đa dạng trong bộ sưu tập của chúng tôi được phản ánh thông qua lịch sử của phụ nữ Việt Nam và những đóng góp quan trọng của họ.

Bông hoa nơi ngục tù Côn Đảo

Bông hoa nơi ngục tù Côn Đảo

Cuộc sống khổ cực trong lao tù đã là cực hình với nam giới, với nữ giới điều đó còn khủng khiếp hơn. Thế nhưng, những nữ chiến sỹ cách mạng Việt Nam, họ đã luôn kiên cường chiến đấu vượt qua mọi đòn roi của kẻ thù để giữ vững tinh thần và ý chí cách mạng.

“Chim sắt” của Đội biệt động 159

“Chim sắt” của Đội biệt động 159

Để có được nền hòa bình như ngày hôm nay đã có biết bao người con ưu tú ngã xuống, trong đó có cả sự hy sinh thầm lặng của những người lính biệt động. Một trong số những người lính biệt động năm ấy là bà Nguyễn Thị Thu Nguyệt, nữ biệt động gan dạ mang biệt danh “Chim sắt” của đội biệt động 159 ở Sài Gòn.

Thẻ nhà báo của nữ nhà báo duy nhất trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Paris

Thẻ nhà báo của nữ nhà báo duy nhất trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Paris

Đến Paris từ những ngày đầu của cuộc đấu tranh ngoại giao dài nhất, khó khăn nhất trong lịch sử ngoại giao nước nhà ở thế kỷ XX, bà Dương Thị Duyên, Trưởng phòng tin miền Nam, nữ nhà báo Việt Nam Thông tấn xã (VNTTX) từng được nhiều nhà hoạt động chính trị và thông tin báo chí quốc tế biết đến, nể phục.

 

Dự án thành phần số 8  – Ươm những mầm xanh khát vọng

Dự án thành phần số 8 – Ươm những mầm xanh khát vọng

Sáng 12/9/2023, tại Trung tâm xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Hội LHPN huyện Quảng Ninh và Bảo tàng Tổng hợp Quảng Bình tổ chức sự kiện truyền thông Dự án thành phần số 8 với chủ đề “Xanh màu khát vọng” và Khai mạc triển lãm “Xanh màu khát vọng”.

Lan tỏa hình ảnh đẹp về nữ tướng Nguyễn Thị Định

Lan tỏa hình ảnh đẹp về nữ tướng Nguyễn Thị Định

Sáng ngày 24/8/2023, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Câu lạc bộ Phụ nữ với di sản văn hóa và Câu lạc bộ Di sản áo dài Việt Nam tổ chức sự kiện “Về với Sen” và Tiếp nhận tranh chân dung bà Nguyễn Thị Định làm từ lá sen. Sự kiện “Về với Sen” là hoạt động tri ân, tưởng nhớ 31 năm ngày mất của bà Nguyễn Thị Định (28/6/1992 – 28/6/2023).