X
Nữ tướng khăn rằn VN
Nữ tướng khăn rằn
Chân dung bà Nguyễn Thị Định
Vietnamese Woman's Museum
Nữ tướng khăn rằn VN
Nữ tướng khăn rằn VN
Nữ tướng khăn rằn VN
Giới thiệu chung

Bà Nguyễn Thị Định sinh ngày 15/3/1920 tại xã Lương Hòa, Giồng Trôm Bến Tre. Năm 1936, khi vừa tròn 16 tuổi được sự dìu dắt của anh trai bà đã tham gia hoạt động cách mạng. Năm 1938, bà được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.

Năm 1939, bà kết hôn với người đồng chí cùng hoạt động cách mạng là ông Nguyễn Văn Bích, Tỉnh ủy viên Tỉnh ủy Bến Tre. Khi sinh con trai được 3 ngày chồng bà bị mật thám đến nhà vây bắt và kết án 5 năm tù đày ra Côn Đảo. Ông đã hy sinh sau đó không lâu. Tháng 7/1940 bà Nguyễn Thị Định và con trai mới 7 tháng tuổi lại bị mật thám lùng bắt và giam giữ tại Bến Tre. Trước khi bị chính quyền thực dân đưa đi đày ở nhà tù Bà Rá bà phải gửi con nhỏ lại cho bà ngoại chăm sóc.

Năm 1944 bà ra tù và tiếp tục hoạt động cách mạng. Trong cuộc giành chính quyền năm 1945 bà là người đi đầu dẫn hàng nghìn người dân tiến vào giành chính quyền ở thị xã Bến tre. Tháng 3/1946, bà cùng với đoàn cán bộ miền Nam vượt biển ra miền Bắc báo cáo với trung ương Đảng và Bác Hồ về tình hình chiến trường Nam Bộ, xin chi viện được 12 tấn vũ khí về miền Nam.

Sau đó bà trở thành Đoàn trưởng phụ nữ cứu quốc tỉnh, Ủy viên mặt trận Liên Việt tỉnh, Tỉnh ủy viên tỉnh Bến Tre, Bí thư huyện Mỏ Cày, Thường vụ tỉnh ủy bí mật tỉnh Bến Tre, Phó Bí thư tỉnh ủy Bến Tre và chỉ đạo phong trào Đồng Khởi năm 1960. Tên tuổi bà gắn với phong trào Đồng khởi và sự ra đời “Đội quân tóc dài”. Từ sau Đồng Khởi bà Nguyễn Thị Định lần lượt giữ các chức vụ: Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam; Hội trưởng Hội LHPN Giải phóng miền Nam, Phó tư lệnh các lực lượng Giải phóng miền Nam Việt Nam. Năm 1974, bà trở thành nữ tướng đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam khi được phong hàm thiếu tướng.

Sau Giải phóng, bà là Ủy viên Trung ương Đảng các Khóa IV, V, VI, Đại biểu Quốc hội các Khóa VI, VII, VIII, đồng thời giữ nhiều chức vụ như Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, Bí thư Đảng đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Phó chủ tịch Hội đồng nhà nước, Chủ tịch Hội Hữu nghị VN – Cu Ba và có nhiều đóng góp tích cực trong công cuộc đổi mới toàn diện Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt là đổi mới hoạt động của Quốc hội, Hội đồng Nhà nước. Ngày 30.8.1995, bà được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Ngày 26.8.1992 bà mất, hưởng thọ 72 tuổi.

Nữ tướng khăn rằn VN
Chân dung bà Nguyễn Thị Định
Vietnamese Woman's Museum
Chủ đề 1
NGƯỜI CON GÁI XỨ DỪA
Nữ tướng khăn rằn VN
Xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre
Vietnamese Woman's Museum
Nữ tướng khăn rằn VN
Ký ức tuổi thơ
Khi tôi lên 10 tuổi, bây giờ, gia đình tôi tạm đủ ăn chớ không quá đỗi chật vật. Vì “bầy chim chích chòe” đủ chục anh chị em đều có sức cuốc ruộng, làm vườn, bắt cá tôm ở sông, rạch… Tôi là út, chưa làm nổi việc nặng, thường bơi xuồng đi bán cá tôm với chị dâu. Hôm nào hai chị em cũng dậy từ hai, ba giờ đêm bơi đến sáng mới tới chợ.
Trích hồi ký “Không còn con đường nào khác” của bà Nguyễn Thị Định, NXB Giải phóng, năm 1966
Nữ tướng khăn rằn VN
Con sông chảy qua xã Lương Hòa, Giồng Trôm, Bến Tre, nơi gắn với tuổi thơ của bà Nguyễn Thị Định
Nữ tướng khăn rằn VN
Con sông chảy qua xã Lương Hòa, Giồng Trôm, Bến Tre, nơi gắn với tuổi thơ của bà Nguyễn Thị Định

Nữ tướng khăn rằn VN
Đường vào xã Lương Hòa, Giồng Trôm, Bến Tre, quê hương bà Nguyễn Thị Định, năm 2019
Nữ tướng khăn rằn VN
Xứ dừa, quê hương của bà Nguyễn Thị Định, năm 2019
Nữ tướng khăn rằn VN
Ngôi nhà ngói mới dựng trên nền đất xưa nhà bà Nguyễn Thị Định, Lương Hòa, Giồng Trôm, Bến Tre, năm 2019
Giác ngộ cách mạng
Nghe anh Ba giải thích tôi bắt đầu hiểu và tin chắc làm cách mạng là việc tốt, vì có tốt thì dù bị đánh đập, tù đày anh Ba tôi cũng vẫn làm… Ngoài việc nấu cơm cho các anh họp tôi còn được giao cho chạy thơ, tuyên truyền, tổ chức cho các anh chị em trong ấp, xã vào tổ tương tế, ái hữu, vạn cấy, vạn cuốc, cổ động bán báo “Dân chúng” … việc nào cũng làm rất hăng.
Trích hồi ký “Không còn con đường nào khác” của bà Nguyễn Thị Định, NXB Giải phóng, năm 1966
Nữ tướng khăn rằn VN
Chân dung bà Nguyễn Thị Định

Vietnamese Woman's Museum
Nữ tướng khăn rằn VN
Chân dung bà Nguyễn Thị Định

Vietnamese Woman's Museum
Ham hoạt động
Sau nhiều lần hoàn thành nhiệm vụ rải truyền đơn tôi bắt đầu ham hoạt động, ham thoát ly hẳn… tôi bắt đầu đi lại nhiều hơn. Có đêm đi đến khuya mới về… Tôi đã tâm sự với anh Ba rất nhiều: “Em chỉ muốn hoạt động cách mạng chớ chưa muốn lấy chồng, anh Ba à”.
Trích hồi ký “Không còn con đường nào khác” của bà Nguyễn Thị Định, NXB Giải phóng, năm 1966
Nữ tướng khăn rằn VN
Chân dung bà Nguyễn Thị Định

Vietnamese Woman's Museum
Nữ tướng khăn rằn VN
Chân dung bà Nguyễn Thị Định

Vietnamese Woman's Museum
Gia đình ly tán vì lao tù

Sau khi lấy anh Ba Bích, bà được gọi là cô Ba, chị Ba. Hai vợ chồng thường xuyên xa nhau vì đi hoạt động. Năm 1939, khi bà mới sinh con được 3 ngày thì chồng bị bắt đày ra nhà tù Côn Đảo. Ngày 18/7/1940, trong lần đưa con thăm chồng và gặp gỡ ngắn ngủi tại nhà tù, ông chỉ kịp động viên khuyến khích vợ cố gắng công tác và đặt tên con là On. Đến ngày 21/7 bà cũng bị bắt đày, giam ở nhà tù Bà Rá (Bình Phước) phải gửi con nhỏ về nhờ bà ngoại chăm sóc.

Theo “Nữ tướng Nguyễn Thị Định”, NXB Phụ nữ, năm 2005
Nữ tướng khăn rằn VN
Bức ảnh ghép gia đình bà Nguyễn Thị Định cùng chồng Nguyễn Văn Bích, con trai Nguyễn Văn On, bà thường để trên bàn làm việc từ sau năm 1975

Nữ tướng khăn rằn VN
Bà Nguyễn Thị Định và chồng Nguyễn Văn Bích cùng các bạn trong ngày cưới, Bến Tre, năm 1939 (Bà Nguyễn Thị Định đứng thứ 2 từ phải sang)
Nữ tướng khăn rằn VN
Nguyễn Ngọc Minh (hay còn gọi là On) con trai duy nhất của bà Nguyễn Thị Định và ông Nguyễn Văn Bích
Mất chồng khi con chưa đầy năm

Đầu năm 1944, sau 3 tháng được ra khỏi tù Bà Rá, chưa kịp hồi phục bà Nguyễn Thị Định nhận được tin chồng hy sinh bởi chế độ lao tù hà khắc. Đau khổ, hàng tháng trời bà như điên dại nhưng nhìn con và nuôi chí lớn trả thù cho chồng, cùng những ngày được tôi luyện trong tù bà tiếp tục giả làm nghề may mướn để hoạt động bí mật.

Theo hồi ký “Không còn đường nào khác” của bà Nguyễn Thị Định, NXB Giải phóng, năm 1966
Nữ tướng khăn rằn VN
Ông Nguyễn Văn Bích, chồng bà Nguyễn Thị Định, nguyên Tỉnh ủy viên, Tỉnh Bến Tre, hy sinh năm 1944 tại nhà tù Côn Đảo
Gửi trọn niềm tin cho con
Lúc nào má cũng tin tưởng vào sự tiến bộ của con… Đối với con ngày nay, càng nhớ thương ba má, nhớ đến gia đình, nhớ bao nhiêu đồng bào miền Nam đang bị bọn Mỹ Diệm khủng bố đàn áp vô cùng dã man tàn bạo… thì con phải nỗ lực học tập, góp công kiến thiết miền Bắc tiến tới xã hội chủ nghĩa… nhiệm vụ ấy rất vinh quang và vĩ đại, đó cũng là lòng thương ba má thực tế đấy…
Trích thư bà Nguyễn Thị Định gửi cho con trai Nguyễn Văn On khi ra Bắc học tập, năm 1959
Nữ tướng khăn rằn VN
Nữ tướng khăn rằn VN
Trái tim người mẹ
Sau thắng lợi của 2 đợt Đồng khởi đầu năm 1960. Đúng thời điểm đó, bà nhận được chỉ thị mật của lãnh đạo Khu gửi xuống: “phải củng cố lực lượng, phát huy thắng lợi đồng khởi, cảnh giác kẻ thù tập trung tấn công cơ sở mình…”. Bên dưới có dòng chữ “Cháu On con chị Ba bị bệnh mất ngày 4/5/1960”. Bàng hoàng, sửng sốt vì vừa mới gửi thư tay ra cho con, bà xây xẩm mặt mày bước vào buồng ngủ và ngất xỉu trên giường.
Theo “Nhớ chị Ba”, NXB KHXH, năm 1993
Nữ tướng khăn rằn VN
Bà Nguyễn Thị Định thăm mộ con trai Nguyễn Ngọc Minh tại nghĩa trang Văn Điển, Hà Nội, năm 1974
Nữ tướng khăn rằn VN
Bà Nguyễn Thị Định thăm mộ con trai Nguyễn Ngọc Minh tại nghĩa trang Văn Điển, Hà Nội, năm 1974

Nữ tướng khăn rằn VN
Bà Nguyễn Thị Định đón mẹ chồng ở xã Đại Điền, Thạch Phú, Bến Tre về nuôi dưỡng, năm 1975
Nữ tướng khăn rằn VN
Bà Nguyễn Thị Định về thăm gia đình anh trai tại xã Lương Quới, Giồng Trôm, Bến Tre, năm 1975
Nữ tướng khăn rằn VN
Bà Nguyễn Thị Định cùng toàn thể gia đình họ ngoại tại xã Lương Hoà, Giồng Trôm, Bến Tre, ngày 20/2/1988
CHỦ ĐỀ 2
NỮ TƯỚNG ĐẦU TIÊN THẾ KỶ XX
Nữ tướng khăn rằn VN
Chân dung bà Nguyễn Thị Định
Vietnamese Woman's Museum
Nữ tướng khăn rằn VN
Bến Tre – quê hương Đồng Khởi

Sau năm 1954, Bến Tre là một trọng điểm chính quyền Ngô Đình Diệm đặt mục tiêu cần bình định. Đầu năm 1960, sau khi tiếp thu Nghị quyết 15 của BCH Trung ương Đảng, bà Nguyễn Thị Định lãnh đạo trực tiếp cuộc Đồng khởi đợt I (17/1/1960) ở ba xã Định Thủy, Bình Khánh và Phước Hiệp, huyện Mỏ Cày, Bến Tre thắng lợi, mở đầu cho phong trào Đồng khởi trong tỉnh. Đợt 2 diễn ra tại huyện Giồng Trôm và lan ra toàn miền Nam sau này.

Theo “Nữ tướng Nguyễn Thị Định”, NXB Phụ nữ, năm 2005
Gậy gộc giành chính quyền
Trong cuộc khởi nghĩa rầm rộ chiếm thị xã Bến Tre, tôi được cầm cờ dẫn đầu cả ngàn người, tay dao, tay gậy, cờ, biểu ngữ đỏ rộ, ầm ầm kéo vào thị xã. Cả đoàn đi phăng phăng hàng chục km không nghỉ nhưng chẳng biết mỏi chân đói bụng là gì.
Trích hồi ký “Không còn con đường nào khác” của bà Nguyễn Thị Định, NXB Giải phóng, năm 1966
Nữ tướng khăn rằn VN
Bức tranh “Đội quân tóc dài” của họa sỹ Lê Dân, cháu rể của bà Nguyễn Thị Định sáng tác
Nữ tướng khăn rằn VN
Bức tranh “Đội quân tóc dài” của họa sỹ Lê Dân, cháu rể của bà Nguyễn Thị Định sáng tác

Nữ tướng khăn rằn VN
Luyện tập mã tấu chuẩn bị ngày đồng khởi Vĩnh Hưng, Sóc Trăng, năm 1960
Nữ tướng khăn rằn VN
Nhân dân biểu tình tràn vào thị xã Bến Tre, đấu tranh chống chế độ độc tài của ngụy quyền, đòi dân sinh dân chủ
Sức mạnh của đội quân tóc dài

Trước thế địch đông, vũ khí đầy đủ bà Nguyễn Thị Định đã vận động phụ nữ xuống đường đấu tranh chính trị. Từ ngày 27/2/1960, với 5000 phụ nữ trên mấy trăm chiếc xuồng chở con nhỏ, chăn màn kéo đến trung tâm huyện Mỏ Cày tố cáo tội ác quân địch, gây náo động toàn huyện. Giằng co đấu tranh gần 1 tuần lễ, quân địch xuống nước, hứa rút quân càn về. Từ đây đội quân tóc dài ra đời dựa trên cách gọi của bọn Mỹ Diệm là “đội quân đầu tóc”.

Theo “Nguyễn Thị Định – nữ tướng anh hùng”, NXB Chính trị quốc gia, năm 2015

Nữ tướng khăn rằn VN
Nhân dân mít tinh trong những ngày Đồng khởi tại xã Phú Mỹ, Cái Nước, Cà Mau, năm 1960
Nữ tướng khăn rằn VN
Phụ nữ Giồng Trôm, Bến Tre trong cuộc đấu tranh chính trị, năm 1962
Nữ tướng khăn rằn VN
Phụ nữ Bến Tre biểu tình chống chế độ độc tài của Mỹ - Thiệu
Quyết đoán chỉ huy Đồng Khởi
Cuối năm 1959 nhận nhiệm vụ từ Khu ủy về thực hiện Nghị quyết Hội nghị TƯ là 15 kết hợp đấu tranh chính trị với võ trang. Bà Nguyễn Thị Định đã tổ chức Hội nghị thường vụ tỉnh ủy Bến Tre để báo cáo nhưng lúc đó Bí thư tỉnh ủy đi công tác. Lo ngại nếu chờ đủ sẽ lỡ thời cơ nên Bà lúc đó là Phó bí thư tỉnh ủy đã quyết định thực hiện kế hoạch Đồng Khởi với tâm thế “nếu làm sai mình xin chịu kỷ luật, nếu làm đúng thì lấy thắng lợi bước đầu phát triển lên”. Với sự quyết đoán kịp thời ấy Bà đã lãnh đạo phong trào Đồng Khởi giành thắng lợi.
Trích “Nguyễn Thị Định- nữ tướng anh hùng”, NXB Chính trị quốc gia, 2015
Nữ tướng khăn rằn VN
Nữ tướng khăn rằn VN
Tài thao lược
Chị Ba Định trực tiếp chỉ đạo triển khai tiến hành cuộc Đồng khởi ở Bến Tre. Khi nghiên cứu cụ thể và có hệ thống về cuộc Đồng khởi nổi tiếng này, tôi không khỏi ngạc nhiên về tài tổ chức, huy động lực lượng, về trình độ vạch kế hoạch và triển khai thực hiện, về nghệ thuật lãnh đạo và ứng phó với tình hình… Qua phong trào này nổi bật lên tài thao lược, ý chí cao, nghệ thuật điều hành của người chỉ huy đội quân tóc dài. Vừa hình thành tổ chức, vừa tác chiến ngay tại chiến trường vô cùng phức tạp…
Thượng tướng Trần Văn Trà, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân khu 7
Nữ tướng khăn rằn VN
Đấu tranh chính trị của phụ nữ Châu Thành, Tiền Giang, 1970
Nữ tướng khăn rằn VN
Đấu tranh chính trị của phụ nữ Châu Thành, Tiền Giang, 1970

Nữ tướng khăn rằn VN
Đấu tranh chính trị của phụ nữ Châu Thành, Tiền Giang, 1970
Nữ tướng khăn rằn VN
Đội quân tóc dài xã An Điền, Tây Nam, Bến Cát đấu tranh trực diện với chính quyền Sài Gòn tại thị xã Thủ Dầu Một
Nữ tướng khăn rằn VN
Đội quân tóc dài biểu tình phản đối địch dẫn quân đi càn quét, bắn giết đồng bào vô tội, phá hủy hoa màu của nhân dân
Người mẹ, người chị thân thương

Ngày ấy, ở chiến trường bom đạn ngút trời, đời sống vật chất thiếu thốn, người lính lại càng khao khát tình cảm gia đình. Mỗi khi thấy đồng chí Phó Tư lệnh ở đâu là anh em chiến sĩ chúng tôi lại quây quần xung quanh tíu tít gọi “chị Ba”, “cô Ba”, có chiến sĩ trẻ còn nhõng nhẽo đòi cô Ba chia quà… Tất cả đều cười. Một không khí ấm cúng giữa nơi rừng già, trận mạc.

Đặng Văn Nhưng- chiến sĩ quân Giải phóng miền Nam Việt Nam
Nữ tướng khăn rằn VN
Bà Nguyễn Thị Định với chiến sĩ nghỉ giải lao trên đường hành quân

Nữ tướng khăn rằn VN
Bà Nguyễn Thị Định trong phút thư giãn tại chiến khu miền Đông
Nữ tướng khăn rằn VN
Bà Nguyễn Thị Định cùng đoàn đại biểu Hội LHPN Giải phóng miền Nam ăn cơm trên đường Trường Sơn, cuối năm 1973
Nữ tướng khăn rằn VN
Bà Nguyễn Thị Định cùng trợ lý Nguyễn Thị Mẫn (cháu gái ruột) tại Bộ Chỉ huy Miền, ấp Tà Thiết, Lộc Thành, Lộc Ninh, Bình Phước, năm 1968
CHỦ ĐỀ 3
NỮ LÃNH ĐẠO TÀI NĂNG VÀ GẦN GŨI
Nữ tướng khăn rằn VN
Bà Nguyễn Thị Định cùng các đồng đội tại chiến khu miền Đông Nam Bộ, năm 1973
Vietnamese Woman's Museum
Nữ tướng khăn rằn VN

Nữ tướng khăn rằn VN
Bà Nguyễn Thị Định thăm đơn vị bộ đội, tháng 4/1973
Nữ tướng khăn rằn VN
Thăm đơn vị Hải quân nhân dân Việt Nam, tháng 3/1974
Nữ tướng khăn rằn VN
Thăm Tiểu đoàn tên lửa 77, tháng 3/1974
Nữ tướng khăn rằn VN
Bà Nguyễn Thị Định và các đại biểu tham dự Đại hội đại biểu Phụ nữ Bình Trị Thiên, năm 1981
Nữ tướng khăn rằn VN
Bà Nguyễn Thị Định trò chuyện với các đại biểu tham dự Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng lần thứ V, năm 1981
Nữ tướng khăn rằn VN
Bà Nguyễn Thị Định trò chuyện với các đại biểu dự Hội nghị Đại biểu phụ nữ các dân tộc, các tỉnh biên giới phía Bắc tại Nhà Hát lớn Hà Nội, tháng 12/1981
Nữ tướng khăn rằn VN
Hội nghị cán bộ phụ vận miền Tây Nam Bộ, ngày 5/8/1985
Ước nguyện của cô Ba
Trong một lần gặp cô Ba, cô đã cầm tay tôi nói những lời khẩn thiết: Suốt đời cô, cô chỉ ao ước phụ nữ nước mình, từ những năm tháng nghèo nàn, thất học vì hiểm họa chiến tranh, chỉ lo đánh giặc, chạy loạn bây giờ được học hành, biết cách làm ăn buôn bán với người ta… Năm 1992, tôi đã mở lớp học doanh nghiệp dành cho phụ nữ với 71 học viên và tặng 50 máy may để tỉnh hội Bến Tre phát triển trung tâm dạy nghề cho phụ nữ…
Nguyễn Trí Dũng, Việt kiều Nhật, người sáng lập Trường Doanh thương Trí Dũng
Nữ tướng khăn rằn VN
Bà Nguyễn Thị Định cùng các đại biểu dự hội thảo quốc tế “Dạy nghề tạo việc làm, tăng thu nhập cho phụ nữ”, Hà Nội tháng 10/1987
Nữ tướng khăn rằn VN
Bà Nguyễn Thị Định cùng các đại biểu dự hội thảo quốc tế “Dạy nghề tạo việc làm, tăng thu nhập cho phụ nữ”, Hà Nội tháng 10/1987

Nữ tướng khăn rằn VN
Bà Nguyễn Thị Định thăm Hợp tác xã nông nghiệp xã An Hiệp, huyện Châu Thành, Bến Tre, năm 1984
Nữ tướng khăn rằn VN
Bà Nguyễn Thị Định thăm Hợp tác xã mía đường xã An Hiệp, huyện Châu Thành, Bến Tre, năm 1984
Nữ tướng khăn rằn VN
Thủ tướng Phạm Văn Đồng, bà Nguyễn Thị Định với phụ nữ Bộ Nội vụ, Hà Nội, tháng 1/1985
Nữ Lãnh Đạo Tài Năng, Uyên Bác

Nữ tướng khăn rằn VN
Bà Nguyễn Thị Định trò chuyện với các lão thành cách mạng, nhân dịp Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh Sơn La lần thứ VI, năm 1987
Nữ tướng khăn rằn VN
Bà Nguyễn Thị Định trò chuyện với các lão thành cách mạng, nhân dịp Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh Sơn La lần thứ VI, năm 1987
Nữ tướng khăn rằn VN
Bà Nguyễn Thị Định phát biểu trong buổi kiểm tra ngành Nội chính Tỉnh ủy Bến Tre, tháng 10/1989
Nữ tướng khăn rằn VN
Bà Nguyễn Thị Định tại Hội nghị liên tịch giữa Hội đồng Bộ trưởng và Hội LHPN Việt Nam, Hà Nội, năm 1990
Người “Đại sứ” của tình hữu nghị
Có lẽ bà là người Việt Nam có nhiều bạn bè nhất trên thế giới, từ những người dân thường cho đến các nguyên thủ quốc gia nổi tiếng và thuộc nhiều chế độ chính trị khác nhau... Bà đem bạn bè về cho dân tộc. Và đấy là một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định thắng lợi kỳ lạ của Việt Nam trong thế kỷ qua.
Trích “Nguyễn Thị Định- nữ tướng anh hùng”, NXB Chính trị quốc gia, 2015
Nữ tướng khăn rằn VN
Đồng chí Fidel Castro, Bí thư thứ nhất Trung ương Đảng cộng sản Cuba, Chủ tịch Hội đồng nhà nước đón tiếp Bà Nguyễn Thị Định, sang thăm Cuba, ngày 18/7/1974
Nữ tướng khăn rằn VN
Đồng chí Fidel Castro, Bí thư thứ nhất Trung ương Đảng cộng sản Cuba, Chủ tịch Hội đồng nhà nước đón tiếp Bà Nguyễn Thị Định, sang thăm Cuba, ngày 18/7/1974

Nữ tướng khăn rằn VN
Bà Nguyễn Thị Định gặp gỡ và làm việc với ông Ba -Tốp, Đại tướng Lực lượng vũ trang Liên Xô trong chuyến sang thăm Liên Xô, tháng 7/1982
Nữ tướng khăn rằn VN
Bà Nguyễn Thị Định tiếp bà Aruna Asáp Ali, Chủ tịch Liên đoàn Phụ nữ Ấn Độ sang thăm Việt Nam, ngày 7/4/1983
Nữ tướng khăn rằn VN
Bà Nguyễn Thị Định ký kết Hiệp định đoàn kết hữu nghị giữa Việt Nam và Cuba, tháng 9/1988
Nữ tướng khăn rằn VN
Bà Nguyễn Thị Định trao tặng Bản chữ ký hưởng ứng lời kêu gọi nhân năm Quốc tế hòa bình cho Liên đoàn Phụ nữ dân chủ quốc tế, ngày 8/3/1986
Nữ tướng khăn rằn VN
Bà Nguyễn Thị Định tại Hội nghị Liên đoàn Phụ nữ dân chủ quốc tế, ngày 12/9/1989
Nữ tướng khăn rằn VN
Bà Nguyễn Thị Định, ông Nguyễn Xuân, Đại sứ nước Việt Nam tại Lào và bà Khăm-Xúc-Vông-Vi-Chit trong buổi lễ trao Huân chương “Hữu nghị” cho Hội Phụ nữ Lào yêu nước, tháng 5/1981
Dành trọn tâm huyết xây dựng Bảo tàng cho phụ nữ
Trong các kỳ họp bao giờ chị cũng dành thời gian nhắc nhở, khuyến khích, biểu dương những nơi đã đóng góp xây dựng Bảo tàng. Tranh thủ cả những lúc đi họp BCH Trung ương Đảng, Quốc hội, cả khi đi công tác chị cũng tìm gặp lãnh đạo, đại biểu ở địa phương để vận động ủng hộ xây dựng bảo tàng. Chị cũng gợi ý cho đồng bảo tìm kiếm hiện vật quý hiếm và tự sưu tầm hiện vật trong những chuyến công tác để chuyển cho bảo tàng.
Đặng Thị Tố Ngân - Giám đốc đầu tiên của Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam
Nữ tướng khăn rằn VN
Phó Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng, Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Định và Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin Trần Văn Phác cắt băng khai mạc triển lãm Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng phụ nữ”, ngày 8/3/1990
Nữ tướng khăn rằn VN
Phó Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng, Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Định và Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin Trần Văn Phác cắt băng khai mạc triển lãm Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng phụ nữ”, ngày 8/3/1990

Nữ tướng khăn rằn VN
Bà Nguyễn Thị Định phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị bàn về công tác xây dựng Bảo tàng phụ nữ Việt Nam, Hà Nội, ngày 8-13/12/1986
Nữ tướng khăn rằn VN
Bà Nguyễn Thị Định duyệt mô hình nhà Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tại Sở Xây dựng Hà Nội, năm 1991
Nữ tướng khăn rằn VN
Bà Nguyễn Thị Định gặp mặt đoàn phụ nữ các dân tộc tỉnh Hà Tuyên tham quan trưng bày chuyên đề tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, năm 1990
Nữ tướng khăn rằn VN
Bà Hoàng Thị Ái Nhiên, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam tặng hoa tri ân các thế hệ lãnh đạo của Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, ngày 27/10/2017
Nữ tướng khăn rằn VN
Bà Nguyễn Thị Thanh Hòa, Ủy viên TW Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam tặng hoa cho bà Nguyễn Thị Bích Vân, Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam trong Lễ khai trương hệ thống trưng bày mới Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Hà Nội ngày 18/10/2010
Nữ tướng khăn rằn VN
Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam sau chặng đường hơn 30 năm cống hiến và ước mơ
Hiện Vật Của Bà Nguyễn Thị Định

Nữ tướng khăn rằn VN
. Bài thơ khắc trên gỗ "Việt nam ơi, xin cảm ơn người" của chị Ana Maria viết tặng bà Nguyễn Thị Định năm 1981 nhân dịp đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng Pharabun đô Mađi sang dự Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 5, tháng 3/1982
Nữ tướng khăn rằn VN
Túi của Bà Nguyễn Thị Định sử dụng đựng tiền quyên góp ủng hộ xây dựng Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam khi đi công tác tại các địa phương, năm 1992
Nữ tướng khăn rằn VN
Kính của bà Nguyễn Thị Định sử dụng từ năm 1988-1992
Nữ tướng khăn rằn VN
Hộp đựng đồ trang điểm của Bà Nguyễn Thị Định
PHẦN KẾT
Sáng mãi ngàn năm
Nữ tướng khăn rằn VN
Lãnh đạo Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội cùng các đại biểu trong lễ gắn biển trên phố mang tên Nguyễn Thị Định, ngày 1/9/2007

Nữ tướng khăn rằn VN
Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho Bà Nguyễn Thị Định, Hà Nội, tháng 3/1990
Nữ tướng khăn rằn VN
Đền thờ nữ tướng Nguyễn Thị Định tại khu Đền thờ Hai Bà Trưng, Hát Môn, Phúc Thọ, Hà Nội
Nữ tướng khăn rằn VN
Đền thờ nữ tướng Nguyễn Thị Định, ở ấp Phong Điền, xã Lương Hoà, Giồng Trôm, Bến Tre
Nữ tướng khăn rằn VN
Hội LHPN tỉnh Bến Tre trao học bổng Nguyễn Thị Định cho học sinh nghèo, hiếu học
Nữ tướng khăn rằn VN