X
Nữ tướng khăn rằn – demo
1945 - 1954
Nữ tướng khăn rằn
Đây là phần có thể thêm subtext về chủ đề của triển lãm cho nội dung thêm rõ ràng.
Chân dung bà Nguyễn Thị Định
by Unknown
Vietnamese Woman Museum
Giới Thiệu Chung

Bà Nguyễn Thị Định sinh ngày 15/3/1920 tại xã Lương Hòa, Giồng Trôm Bến Tre. Năm 1936, khi vừa tròn 16 tuổi được sự dìu dắt của anh trai bà đã tham gia hoạt động cách mạng. Năm 1938, bà được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.

Năm 1939, bà kết hôn với người đồng chí cùng hoạt động cách mạng là ông Nguyễn Văn Bích, Tỉnh ủy viên Tỉnh ủy Bến Tre. Khi sinh con trai được 3 ngày chồng bà bị mật thám đến nhà vây bắt và kết án 5 năm tù đày ra Côn Đảo. Ông đã hy sinh sau đó không lâu. Tháng 7/1940 bà Nguyễn Thị Định và con trai mới 7 tháng tuổi lại bị mật thám lùng bắt và giam giữ tại Bến Tre. Trước khi bị chính quyền thực dân đưa đi đày ở nhà tù Bà Rá bà phải gửi con nhỏ lại cho bà ngoại chăm sóc.

Năm 1944 bà ra tù và tiếp tục hoạt động cách mạng. Trong cuộc giành chính quyền năm 1945 bà là người đi đầu dẫn hàng nghìn người dân tiến vào giành chính quyền ở thị xã Bến tre. Tháng 3/1946, bà cùng với đoàn cán bộ miền Nam vượt biển ra miền Bắc báo cáo với trung ương Đảng và Bác Hồ về tình hình chiến trường Nam Bộ, xin chi viện được 12 tấn vũ khí về miền Nam.

Sau đó bà trở thành Đoàn trưởng phụ nữ cứu quốc tỉnh, Ủy viên mặt trận Liên Việt tỉnh, Tỉnh ủy viên tỉnh Bến Tre, Bí thư huyện Mỏ Cày, Thường vụ tỉnh ủy bí mật tỉnh Bến Tre, Phó Bí thư tỉnh ủy Bến Tre và chỉ đạo phong trào Đồng Khởi năm 1960. Tên tuổi bà gắn với phong trào Đồng khởi và sự ra đời “Đội quân tóc dài”. Từ sau Đồng Khởi bà Nguyễn Thị Định lần lượt giữ các chức vụ: Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam; Hội trưởng Hội LHPN Giải phóng miền Nam, Phó tư lệnh các lực lượng Giải phóng miền Nam Việt Nam. Năm 1974, bà trở thành nữ tướng đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam khi được phong hàm thiếu tướng.

Sau Giải phóng, bà là Ủy viên Trung ương Đảng các Khóa IV, V, VI, Đại biểu Quốc hội các Khóa VI, VII, VIII, đồng thời giữ nhiều chức vụ như Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, Bí thư Đảng đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Phó chủ tịch Hội đồng nhà nước, Chủ tịch Hội Hữu nghị VN – Cu Ba và có nhiều đóng góp tích cực trong công cuộc đổi mới toàn diện Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt là đổi mới hoạt động của Quốc hội, Hội đồng Nhà nước. Ngày 30.8.1995, bà được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Ngày 26.8.1992 bà mất, hưởng thọ 72 tuổi.

Nữ tướng khăn rằn – demo
Chân dung bà Nguyễn Thị Định
by Unknown
Vietnamese Woman Museum
Chủ đề 1
Người Con Gái Xứ Dừa
Nữ tướng khăn rằn – demo
Chân dung bà Nguyễn Thị Định
by Unknown
Vietnamese Woman Museum
Nữ tướng khăn rằn – demo
Ký Ức Tuổi Thơ
Khi tôi lên 10 tuổi, bây giờ, gia đình tôi tạm đủ ăn chớ không quá đỗi chật vật. Vì “bầy chim chích chòe” đủ chục anh chị em đều có sức cuốc ruộng, làm vườn, bắt cá tôm ở sông, rạch… Tôi là út, chưa làm nổi việc nặng, thường bơi xuồng đi bán cá tôm với chị dâu. Hôm nào hai chị em cũng dậy từ hai, ba giờ đêm bơi đến sáng mới tới chợ.
Trích hồi ký “Không còn con đường nào khác” của bà Nguyễn Thị Định, NXB Giải phóng, năm 1966
Nữ tướng khăn rằn – demo
[video_popup url="https://www.youtube.com/watch?v=SpmE6PdczTg" n="1" wrap="1" img="https://baotangphunu.org.vn/wp-content/themes/galleria-metropolia/exhibition/images/play.png"]
Con sông chảy qua xã Lương Hòa, Giồng Trôm, Bến Tre, nơi gắn với tuổi thơ của bà Nguyễn Thị Định
Nữ tướng khăn rằn – demo
[video_popup url="https://www.youtube.com/watch?v=SpmE6PdczTg" n="1" wrap="1" img="https://baotangphunu.org.vn/wp-content/themes/galleria-metropolia/exhibition/images/play.png"]
Con sông chảy qua xã Lương Hòa, Giồng Trôm, Bến Tre, nơi gắn với tuổi thơ của bà Nguyễn Thị Định
Gia Đình Ly Tán Vì Lao Tù

Trong quá trình tham gia cách mạng bà đã gặp gỡ và cảm mến anh Ba Bích, một chiến sĩ cách mạng dũng cảm, kiên trung.Sau khi lấy anh Ba Bích, bà được gọi là cô Ba, chị Ba. Hai vợ chồng thường xuyên xa nhau vì đi hoạt động. Năm 1939, khi bà mới sinh con được 3 ngày thì chồng bị bắt đày ra nhà tù Côn Đảo. Ngày 18/7/1940, trong lần đưa con thăm chồng và gặp gỡ ngắn ngủi tại nhà tù, ông chỉ kịp động viên khuyến khích vợ cố gắng công tác và đặt tên con là On. Đến ngày 21/7 bà cũng bị bắt đày, giam ở nhà tù Bà Rá (Bình Phước) phải gửi con nhỏ về nhờ bà ngoại chăm sóc.

Theo “Nữ tướng Nguyễn Thị Định”, NXB Phụ nữ, năm 2005
Nữ tướng khăn rằn – demo
Bức ảnh ghép gia đình bà Nguyễn Thị Định cùng chồng Nguyễn Văn Bích, con trai Nguyễn Văn On, bà thường để trên bàn làm việc từ sau năm 1975
Lãnh đạo nhân dân miền Nam đấu tranh giành độc lập

Nữ tướng khăn rằn – demo
[video_popup url="https://www.youtube.com/watch?v=TX7SY-vA3w4" n="1" wrap="1" img="https://baotangphunu.org.vn/wp-content/themes/galleria-metropolia/exhibition/images/play.png"]
Thăm đơn vị Hải quân nhân dân Việt Nam, tháng 3/1974
Nữ tướng khăn rằn – demo
[video_popup url="https://www.youtube.com/watch?v=TX7SY-vA3w4" n="1" wrap="1" img="https://baotangphunu.org.vn/wp-content/themes/galleria-metropolia/exhibition/images/play.png"]
Bà Nguyễn Thị Định thăm đơn vị bộ đội, tháng 4/1973
Nữ tướng khăn rằn – demo
Bà Nguyễn Thị Định thăm đơn vị bộ đội, tháng 4/1973
Nữ tướng khăn rằn – demo
Nội dung tiêu đề cần được thêm tại đây
Nữ tướng khăn rằn – demo
Bài viết nói về những vấn đề cần giải quyết sớm
Phần kết
Sống Mãi Ngàn Năm
Nữ tướng khăn rằn – demo
Lãnh đạo Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội cùng các đại biểu trong lễ gắn biển trên phố mang tên Nguyễn Thị Định, ngày 1/9/2007