X
Những trái tim vì hoà bình – VN
Giới thiệu chung

Hơn nửa thế trước, Mỹ đưa hàng chục triệu binh lính, hàng triệu tấn bom đạn đến xâm lược Việt Nam. Cuộc chiến phi nghĩa ấy gặp phải sự phản đối dữ dội của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới. Từ rất nhiều đất nước, các hình thức ủng hộ cho Việt Nam được thực hiện như: tổ chức các hội nghị, các cuộc biểu tình phản đối chiến tranh; phát hành các ấn phẩm tuyên truyền như báo chí, áp phích, truyền đơn, quyên góp tiền của ủng hộ nhân dân nhân và phụ nữ Việt Nam… Tại chính nước Mỹ, nhiều tổ chức, cá nhân cũng đứng lên phản đối chiến tranh, trong đó những người phụ nữ có chồng, con, người thân tham gia cuộc chiến, họ đấu tranh để người thân của họ được trở về, để chiến tranh tại Việt Nam phải chấm dứt.

Những câu chuyện, hiện vật giới thiệu trong triển lãm này đều mang ý nghĩa của hai chữ Hòa Bình. Sự đồng hành và ủng hộ của nhân dân thế giới đã tạo nên sức mạnh và động lực để Việt Nam giành được hòa bình, thống nhất đất nước. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng tình đoàn kết, tấm lòng yêu thương, sự giúp đỡ chân tình của những người phụ nữ và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới… vẫn làm cảm động tất cả người dân Việt Nam.

Mãi trân trọng và biết ơn những yêu thương, những trái tim vì hòa bình của bạn bè quốc tế!

Những trái tim vì hoà bình – VN
Các phong trào đấu tranh chính trị phản đối chiến tranh

Từ những năm 1960, nhân dân và phụ nữ trên thế giới đã thành lập nhiều tổ chức và tiến hành các hoạt động đấu tranh chính trị nhằm gây sức ép lên chính quyền Mỹ tại chính nước Mỹ và tại trụ sở sứ quán Mỹ các nước.
Hàng triệu người đã phản đối chiến tranh bằng nhiều hình thức như: tự thiêu, mít tinh, biểu tình, ngăn chặn các đoàn tàu chở lính, chở hàng quân dụng, vũ khí sang Việt Nam; bãi công trong các nhà máy, xí nghiệp, nhất là trong các ngành công nghiệp phục vụ chiến tranh...
Từ năm 1968 - 1972 phong trào phản đối chiến tranh phát triển lên đến đỉnh cao. Tất cả đã tạo nên hiệu ứng tích cực, thu hút sự tham gia của cộng đồng, tác động đến nhiều khuyết sách chính phủ Mỹ ban bố tại Việt Nam…

Những trái tim vì hoà bình – VN
Phụ nữ Ý biểu tình tỏ rõ sự đồng tình với nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Phụ nữ các nước biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam

Những trái tim vì hoà bình – VN
Bà Nguyễn Thị Chơn và bà Mã Thị Chu đại diện cho đoàn đại biểu phụ nữ Việt Nam tham dự Đại hội liên đoàn phụ nữ dân chủ thế giới họp tại Helsenki - Phần Lan kêu gọi phụ nữ các nước ủng hộ nhân dân Việt Nam trong đấu tranh thống nhất đất nước, tháng 6 năm 1969.
Những trái tim vì hoà bình – VN
Ủy ban phụ nữ Liên Xô ra tuyên bố chung “Phụ nữ đấu tranh vì hòa bình ủng hộ chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, năm 1962
Những trái tim vì hoà bình – VN
Cuộc tọa đàm tố cáo tội ác của Mỹ gây ra đối với cuộc sống của phụ nữ và trẻ em Việt Nam trong cuộc chiến tranh tổ chức tại Tokyo, Nhật Bản, tháng 10/1972
Những trái tim vì hoà bình – VN
Phụ nữ Guyana biểu tình trước sứ quán Mỹ lên án tội ác của Mỹ và đòi chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam
Những trái tim vì hoà bình – VN
Nhân dân Phần Lan biểu tình ủng hộ nhân dân Việt Nam chống cuộc chiến tranh của Mỹ
Những trái tim vì hoà bình – VN
Phụ nữ Na Uy phản đối Mỹ dùng B52 ném bóm xuống miền Bắc Việt Nam
Những trái tim vì hoà bình – VN
Phụ nữ Tây Đức biểu tình ủng hộ phụ nữ Việt Nam, năm 1973
Những trái tim vì hoà bình – VN
Nhân dân Tây Đức biểu tình ủng hộ thiếu nhi và phụ nữ Việt Nam trong cuộc kháng chiến
Phụ nữ các nước biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam

Những trái tim vì hoà bình – VN
50 vạn nhân dân Tứ Xuyên, Trung Quốc họp mít tinh, biểu thị ý chí kiên quyết ủng hộ nhân dân Việt Nam đấu tranh chống Mỹ cứu nước
Những trái tim vì hoà bình – VN
Tổ chức phụ nữ Ấn toàn quốc biểu tình phản đối Mỹ ném bom ở Hà Nội và Hải Phòng với khẩu hiệu "Mỹ xâm lược cút khỏi châu Á" trước thư viện thông tin Mỹ tại Ấn Độ, năm 1966
Những trái tim vì hoà bình – VN
Nhân dân Hungary mít tinh phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam ngày 8/3/1968
Những trái tim vì hoà bình – VN
Phụ nữ Cộng hòa Síp biểu tình phản đối chiến tranh ở Việt Nam
Những trái tim vì hoà bình – VN
Nhân dân Ecuado biểu tình ủng hộ nhân dân Việt Nam chống cuộc chiến tranh của Mỹ
Những trái tim vì hoà bình – VN
Hơn 4.000 người dân biểu tình phản kháng đòi chấm dứt cuộc chiến tranh ở Việt Nam trước khách sạn Mark Hopkins San Francisco, Mỹ ngày 26/6/1965. Đây là nơi tổng thống Johnson dự kiến đến ở và diễn thuyết nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập Liên Hiệp quốc
Những trái tim vì hoà bình – VN
Phụ nữ Mỹ biểu tình ngồi trước Nhà Trắng đòi chấm dứt việc giam giữ trong "chuồng cọp" và tra tấn tù chính trị ở miền Nam Việt Nam
Bản tuyên bố chung của cuộc họp tại Jakarta
Trích Tuyên bố chung của cuộc họp mặt giữa Phái đoàn phụ nữ Mỹ, phái đoàn Hội LHPN Giải phóng miền Nam Việt Nam và phái đoàn Hội LHPN Việt Nam được kí sau cuộc họp 3 bên ở Jakarta, Indonesia ngày 18/7/1965.
“Người dân Mỹ không nên lờ đi cuộc chiến tàn ác đang hàng ngày lấy đi mạng sống của những người dân Việt Nam và những người đàn ông Mỹ. Những người mẹ Mỹ sinh thành và nuôi dưỡng những người con trai của mình không phải để họ giết người vô tội và hi sinh cho những mục đích phi lý. Người dân của một nền dân chủ có quyền và nghĩa vụ phải thay đổi những chính sách phi đạo đức của chính phủ. Chúng tôi kêu gọi phụ nữ Mỹ hãy đứng lên để ngăn chặn cuộc chiến ở Việt Nam. Hiệp định Geneva cần phải được thực thi ngay lập tức. Điều đó có nghĩa rằng quân đội Mỹ cần phải rút khỏi miền Nam Việt Nam, cuộc chiến ở miền Bắc Việt Nam cần phải được chấm dứt, và người dân Việt Nam được toàn quyền quyết định cuộc sống của họ mà không bị áp buộc bởi bất kì quốc gia nước ngoài nào… Là những người phụ nữ, chúng ta không thể ngơi nghỉ cho đến khi trẻ em Việt Nam và trẻ em Mỹ, tất cả trẻ em có thể tự do lớn lên trong nền hòa bình và an toàn.”
Những trái tim vì hoà bình – VN
Những trái tim vì hoà bình – VN
Hơn 450 tài liệu hiện vật quý giá của cuộc họp tại Jakarta trở về Việt Nam
Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đang lưu giữ hơn 450 tài liệu hiện vật bao gồm thư từ, báo cáo, sổ, sách, báo, tạp chí… của cuộc gặp mặt giữa phụ nữ Mỹ với phụ nữ hai miền Nam, Bắc Việt Nam tại Jakarta, Indonesia năm 1965. Những tài liệu phản ánh rõ nét quan điểm, tiếng nói chung của phụ nữ hai quốc gia về chiến tranh chống Mỹ tại Việt Nam, đồng thời nêu bật vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong nỗ lực ngoại giao, đàm phán vì hòa bình, độc lập tự do. Khối tài liệu hiện vật này đặc biệt ở chỗ, nó được lưu giữ hơn nửa thế kỷ bởi nữ luật sư Nancy Hollander - thành viên trẻ tuổi nhất trong phái đoàn phụ nữ Mỹ tham dự cuộc gặp gỡ tại Jakarta. Bà luôn trăn trở rằng: cần phải gửi lại Việt Nam những gì thuộc về Việt Nam. Năm 2019, cơ duyên đến, bà Nancy đã tận tay tin tưởng trao lại số tài liệu hiện vật này để Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam lưu giữ.
Những trái tim vì hoà bình – VN
Bà Nancy Hollander và bà Nguyễn Thị Bình cùng đại biểu tham dự Lễ tiếp nhận hiện vật tham quan khối tài liệu hiện vật đã tặng cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, ngày 07/3/2019
Những trái tim vì hoà bình – VN
Bà Nancy Hollander và bà Nguyễn Thị Bình cùng đại biểu tham dự Lễ tiếp nhận hiện vật tham quan khối tài liệu hiện vật đã tặng cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, ngày 07/3/2019
WSP - Tổ chức đấu tranh vì Hòa bình

Tổ chức WSP được thành lập ngày 1/11/1961 do sự kiện Liên Xô cũ và Mỹ cùng tiến hành thử bom nguyên tử. Thấy được nguy cơ về chiến tranh hạt nhân, những người phụ nữ ở các nước trên thế giới trong đó có Mỹ, đã thành lập ra tổ chức này với mục tiêu đấu tranh chống lại vũ khí hạt nhân, chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hòa bình.

Sau khi thành lập được hơn một năm, tổ chức WSP quan tâm về cuộc chiến tranh đế quốc Mỹ tại Việt Nam và bắt đầu hướng hoạt động của mình sang Việt Nam. Họ đã tổ chức các hội nghị, các cuộc gặp mặt, phát hành nhiều loại huy hiệu, tổ chức các cuộc tuần hành, biểu tình đến trụ sở Quốc hội Mỹ để phản đối cuộc chiến tranh, đòi Mỹ rút về nước; xuất bản tạp chí Memo (từ 1961-1972) trong đó có nhiều nội dung giới thiệu và tuyên truyền về Việt Nam. Từ sau khi Hiệp định Paris được kí kết ngày 27/1/1973, tạp chí Memo không tồn tại nữa, WSP chuyển hướng hoạt động sang quyền cho phụ nữ, cho sự nghiệp giải phóng phụ nữ cho đến nay.

Những trái tim vì hoà bình – VN
Hoạt động vì Việt Nam của Tổ chức đấu tranh vì Hòa bình (WSP)

Những trái tim vì hoà bình – VN
Huy hiệu của Tổ chức Phụ nữ Đấu tranh cho hoà bình ( WSP) dùng để mọi người đeo trong các cuộc mít tinh, tuần hành, phản đối cuộc chiến tranh ở Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ.từ năm 1961- 1972
Những trái tim vì hoà bình – VN
Tạp chí "MEMO" do Tổ chức Phụ nữ Đấu tranh cho hoà bình tại Mỹ trong đó có các bài đòi phải rút hết quân đội Mỹ ra khỏi Đông Dương và Việt Nam; bài phỏng vấn với bà Nguyễn Thị Bình, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam, phát hành năm 1971.
Lá thư gửi vợ anh Norman Morrison

Ngày 2/11/1965, anh Norman Morrison - một công dân ở Mỹ đã tự thiêu ngay trước Lầu năm - Washington để phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Cái chết của anh đã làm bùng lên phong trào phản đối chiến tranh ở Việt Nam. Ngày 4/11/1965 Hội LHPN Thành phố Hải Phòng đã có thư gửi vợ và gia đình anh Norman Morrison. Bức thư bày tỏ lòng kính phục và biết ơn chân thành của nhân dân và phụ nữ thành phố khi nghe tin anh Norman Morrison tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Đế quốc Mỹ ở Việt Nam.
Trong thư có đoạn:
"Anh No-man Mo-ri-son, một thanh niên Mỹ tha thiết yêu cuộc sống, đã từ bỏ mọi hạnh phúc và gia đình mình, tự thiêu để phản đối đế quốc Mỹ xâm lược nước Việt Nam chúng tôi là một bản cáo trạng đanh thép, là biểu hiện những phẩn uất căm hờn cao độ của nhân dân Mỹ... Sự hy sinh cao cả của anh, như chị đã tuyên bố, tỏ rõ sự quan tâm sâu sắc với cuộc chiến tranh yêu nước chính nghĩa của chúng tôi, và thông cảm với những đau thương tàn khốc của Đế quốc Mỹ đã gây ra cho nhân dân chúng tôi trong 11 năm qua, cũng như biểu hiện sự gắn bó chặt chẽ giữa nhân dân 2 nước chúng ta trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung là Đế quốc Mỹ."

Những trái tim vì hoà bình – VN

Tờ báo Vietnam Courie số 40, do Thông tấn xã Việt Nam phát hành ngày 18/11/1965 đăng tải sự kiện tự thiêu của Norman Morrison và bài thơ "Emily, con ơi" của nhà thơ Tố Hữu với những câu từ xúc động gửi em bé Emily, 18 tháng tuổi, là con gái út của Norman Morrison.

Những trái tim vì hoà bình – VN
Phụ nữ Pháp đấu tranh vì hòa bình ở Việt Nam

“Kể từ năm 1965, ngày 8/3 hàng năm là ngày phụ nữ Pháp lựa chọn để tổ chức những buổi thức đêm vì Việt Nam, phản đối Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. "Đêm trắng" diễn ra trên khắp nước Pháp từ Paris đến Lion, từ Nantes đến Marseille, từ thành thị đến nông thôn, hàng vạn phụ nữ Pháp đã hội họp lại với nhau. Hàng ngàn lá thư hữu nghị, tỏ tình đoàn kết ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ được gửi tới phụ nữ Việt Nam qua những buổi thức đêm đó. Hàng trăm lá thư động viên cũng được gửi tới phụ nữ Mỹ, kêu gọi phụ nữ Mỹ đấu tranh đòi chính phủ Mỹ chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam. Họ cùng nhau ký tên vào những bản kiến nghị phản đối Mỹ xâm lược và cử những đoàn đại biểu mang tới các trại lính Mỹ, các lãnh sự Mỹ ở Paris và các tỉnh”.

Những trái tim vì hoà bình – VN
Ngày 30/3/1968 được gọi là “Ngày kéo về Paris” có tới 5000 phụ nữ ở Paris và ngoại ô đã kéo đến sứ quán Mỹ biểu tình, kêu gọi Mỹ chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Phụ nữ Pháp đấu tranh vì hòa bình cho Việt Nam

Những trái tim vì hoà bình – VN
Hình ảnh và tài liệu của Chi hội phụ nữ "Nouveau village" ở Bobigny, Pháp, gửi phụ nữ Việt Nam năm 1968 bày tỏ tinh thần đoàn kết với phụ nữ Việt Nam, khẳng định quyết tâm ủng hộ Việt Nam đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược đến thắng lợi hoàn toàn.
Những trái tim vì hoà bình – VN
Phụ nữ Pháp mít tinh tuyên truyền về cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam tại thành phố Marseille, tháng 7/1969
Những trái tim vì hoà bình – VN
Thanh niên thủ đô Paris, Pháp trưng bày pano, áp phích chuẩn bị cho cuộc mít tinh ủng hộ Việt Nam, phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ, tháng 7/1968
Tổ chức "Hãy cứu lấy con em chúng ta" ở Australia

Ở Australia, mặc dù chính phủ ủng hộ cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ và gửi 8000 quân sang tham chiến tại Việt Nam, nhưng nhân dân thì không ủng hộ. Phong trào chống chiến tranh xâm lược Việt Nam phát triển rất mạnh mẽ. Tổ chức "Hãy cứu lấy con em chúng ta" của phụ nữ Australia được đông đảo nhân dân tham gia gồm nhiều nhóm hoạt động theo nhiều cách khác nhau nhưng tất cả đều nhằm buộc chính phủ phải rút quân về nước. Mỗi 1 tháng 1 lần biểu tình ở trung tâm thành phố Melbourne và mang biểu ngữ ở ngoài doanh trại quân đội mỗi khi tuyển lính. Do những thất bại của đế quốc Mỹ ở Việt Nam và phong trào đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân Australia, chính phủ Australia đã rút quân về nước từ năm 1970. Đó là thắng lợi của nhân dân Việt Nam và nhân dân Australia”.
(Trích Phụ nữ thế giới ủng hộ chúng ta, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 1977)

Những trái tim vì hoà bình – VN
Cuộc biểu tình đầu tiên của phụ nữ thành phố Melbourne, Australia để phản đối Chính phủ bắt thanh niên sang Việt Nam làm lính đánh thuê cho Mỹ, tháng 7 năm 1965
Hoạt động phản chiến của phụ nữ Úc

Những trái tim vì hoà bình – VN
Phụ nữ Australia vận động thanh niên không ghi tên gia nhập đội quan đánh thuê tại Việt Nam, tháng 4/1971
Những trái tim vì hoà bình – VN
Phụ nữ Australia mặc áo có in dòng chữ chống chiến tranh xâm lược của Mỹ tại Việt Nam , tháng 11/1967
Những trái tim vì hoà bình – VN
Tạp dề “Thương tiếc cho những người bị đẩy vào chiến tranh ở Việt Nam”, của phụ nữ Niu Dilân dùng trong các cuộc biểu tình
Phát hành ấn phẩm tuyên truyền lan tỏa hiệu ứng phản đối chiến tranh

Cùng với các cuộc đấu tranh chính trị, những ấn phẩm truyền đã lan tỏa hiệu ứng phản đối chiến tranh trên toàn thế giới. Các bài báo, tạp chí, tờ tin, áp phích, truyền đơn… tại Mỹ, Australia, Pháp, Anh và nhiều quốc gia khác đã cập nhật và phản ánh chân thực cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Các ấn phẩm tuyên truyền này đã giúp cho nhân dân thế giới hiểu đúng và sâu sắc hơn về chiến tranh Việt Nam, về phong trào đấu tranh phản đối chiến tranh của các nước… Đặc biệt là tranh cổ động và truyền đơn của các tổ chức vì hòa bình đã kêu gọi được nhiều người dân tham gia đấu tranh phản đối cuộc chiến tranh, đòi lại quyền tự chủ và hòa bình cho Việt Nam, ủng hộ tinh thần cho nhân dân Việt Nam.

Các ấn phẩm tuyên truyền lan tỏa hiệu ứng phản đối chiến tranh

Những trái tim vì hoà bình – VN
Báo SUNDAY OBSERVER tố cáo tội ác của Mỹ ở Việt Nam xuất bản ở Mebourne, Australia, ngày 14/12/1969
Những trái tim vì hoà bình – VN
Bài báo phản đối Đế quốc Mỹ ném bom Napan ở Việt Nam tại Anh
Những trái tim vì hoà bình – VN
Bản tin về cuộc chiến tranh ở Việt Nam của Tổ chức Vườn hoà bình xuất bản ở Mỹ, năm 1970
Những trái tim vì hoà bình – VN
Tạp chí do Mặt trận giải phóng dân tộc Thụy Điển in ủng hộ Việt Nam, năm 1965
Những trái tim vì hoà bình – VN
Tạp chí Giải phóng đăng nhiều bài báo phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam tại Mỹ, số ra tháng 1/1969
Những trái tim vì hoà bình – VN
Truyền đơn của Tổ chức Phụ nữ Đấu tranh cho hoà bình phản đối cuộc chiến tranh và đòi rút quân đội Mỹ ra khỏi Việt Nam
Những trái tim vì hoà bình – VN
Truyền đơn kêu gọi phụ nữ Mỹ hưởng ứng cuộc vận động chống chiến tranh xâm lược Việt Nam dưới hình thức để tang vào tất cả các ngày thứ ba hàng tuần, trong ngày đó họ không hoạt động kinh doanh, không đi xem phim, ăn tiệm... Họ đeo băng đen ở cánh tay để đi dự các buổi lễ truy điệu những người đã bị chết trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
Những trái tim vì hoà bình – VN
Truyền đơn được một tổ chức tiến bộ của Pháp phát hành phản đối Mỹ ném bom phá vỡ đê điều đe doạ mạng sống của 15 triệu nhân dân Việt Nam, đồng thời kêu gọi góp tiền ủng hộ, ký tên phản đối cuộc chiến tranh tàn khốc của Mỹ ở Việt Nam, năm 1971
Những trái tim vì hoà bình – VN
Truyền đơn do tổ chức Phụ nữ Áo phát hành phản đối chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam
Các ấn phẩm tuyên truyền lan tỏa hiệu ứng phản đối chiến tranh

Những trái tim vì hoà bình – VN
Áp phích đòi chính phủ Mỹ chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam của Tổ chức các cựu chiến binh Mỹ, phát hành năm 1965
Những trái tim vì hoà bình – VN
Áp phích của sinh viên Cambridge, Mỹ đấu tranh phản đối chiến tranh ở Việt Nam, phát hành mùa hè năm 1967
Những trái tim vì hoà bình – VN
Áp phích “Kêu gọi biểu tình chấm dứt chiến tranh vì độc lập cho Việt Nam”, Modena, Italia
Những trái tim vì hoà bình – VN
Áp phích phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam của công đoàn Ý, phát hành năm 1968
Những trái tim vì hoà bình – VN
Áp phích vận động phong trào ủng hộ Việt Nam chống Mỹ xâm lược do nhóm Mặt trận giải phóng dân tộc Thuỵ Điển, phát hành ngày 7/10/1973
Những trái tim vì hoà bình – VN
Áp phích cổ động phụ nữ Việt Nam đấu tranh vì hòa bình của nhân dân Sydney, Australia, tháng 3/1975
Những trái tim vì hoà bình – VN
Áp phích của Hội phụ nữ Thụy Điển phát hành nhằm vận động lấy chữ ký và quyên góp tiền ủng hộ nhân dân Việt Nam, năm 1972
Những trái tim vì hoà bình – VN
Áp phích ủng hộ nhân dân Việt Nam chống Mỹ xâm lược với câu nói bất hủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Không có gì quý hơn độc lập tự do” của nhân dân Australia, năm 1969
Những trái tim vì hoà bình – VN
Áp phích của Ủy ban Đoàn kết Cu Ba phát hành nhân dịp 13 năm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, tháng 12/1973
Những trái tim vì hoà bình – VN
Áp phich kêu gọi nhân dân Mỹ tham gia Cuộc tổng động viên đòi chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam
Những trái tim vì hoà bình – VN
Áp phich kêu gọi biểu tình trước cửa Đại sứ quán Mỹ ở Stockhom, Thụy Điển, năm 1972
Những trái tim vì hoà bình – VN
Áp phich kêu gọi biểu tình các ngày trong tuần trước cửa Đại sứ quán Mỹ ở London, Anh đòi kết thúc chiến tranh ở Việt Nam
Gửi tới Việt Nam sự giúp đỡ chân tình

Bằng nhiều hoạt động phong phú, phụ nữ Liên Xô, Pháp, Đức, Mỹ, Úc, Nhật Bản, Áo, Trung Quốc… và nhiều nước trên thế giới đã ủng hộ vật chất và tinh thần cho nhân dân và phụ nữ Việt Nam với nhiều hình thức: Lao động tăng ca để kịp hàng viện trợ cho Việt Nam; Vận động quyên góp, tiết kiệm tiền, thuốc men, tặng phẩm để gửi đến Việt Nam; Viết thư động viên và chia sẻ với phụ nữ và nhân dân Việt Nam…Hàng ngàn lá thư, hàng triệu tấn hàng từ khắp các nước trên thế giới cùng hướng về Việt Nam, chung tay ủng hộ hòa bình cho đất nước Việt Nam

Những trái tim vì hoà bình – VN
Hội phụ nữ Nhật Bản Mới phát động phong trào “Một Yên ủng hộ Việt Nam”
Phong trào “Một Yên ủng hộ Việt Nam” do Hội phụ nữ Nhật Bản Mới phát động đã lôi cuốn đông đảo phụ nữ Nhật Bản tham gia với các hình thức: Làm ống đựng tiền tiết kiệm với hình dáng người phụ nữ Việt Nam đội nón tay bế con, vai khoác súng...để trong mọi gia đình Nhật Bản, khuyến khích mọi thành viên trong gia đình tiết kiệm chi tiêu cá nhân để dành tiền cho vào ống; Phát hành các bưu ảnh, bưu thiếp có nội dung về cuộc kháng chiến của Việt Nam và làm búp bê giấy, búp bê vải, dây hoa giấy gấp hình con chim nhỏ, huy hiệu bằng chất dẻo mang dòng chữ “Mỹ cút khỏi Việt Nam”... để bán lấy tiền quyên góp ủng hộ Việt Nam. Chỉ riêng hoa giấy các bạn đã bán được 25 nghìn dây và thu được 700.000 yên.
Những trái tim vì hoà bình – VN
Phụ nữ Nhật Bản mở ống tiết kiệm trong phong trào “Một yên ủng hộ Việt Nam” năm 1969
Những trái tim vì hoà bình – VN
Phụ nữ Nhật Bản mở ống tiết kiệm trong phong trào “Một yên ủng hộ Việt Nam” năm 1969
Phụ nữ Nhật Bản ủng hộ Việt Nam

Những trái tim vì hoà bình – VN
Ống đựng tiền tiết kiệm dùng trong phong trào "Một Yên ủng hộ Việt Nam" do Hội phụ nữ Nhật Bản mới phát động tháng 6/1966
Những trái tim vì hoà bình – VN
Búp bê giấy, sáng kiến của phụ nữ Nhật Bản để bán lấy tiền ủng hộ phụ nữ Việt Nam
Những trái tim vì hoà bình – VN
Bưu thiếp do phụ nữ Nhật Bản phát hành để tuyên truyền và bán lấy tiền ủng hộ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Những trái tim vì hoà bình – VN
Bưu thiếp in bài thơ của các bà mẹ Nhật gửi các bà mẹ Mỹ, khuyên họ đấu tranh đòi đưa con em mình về nước, phản đối cuộc chiến tranh ở Việt Nam
Phong trào "Một chuyến tàu đoàn kết với Việt Nam"

Năm 1968, hưởng ứng phong trào“ Một chuyến tàu đoàn kết với Việt Nam” do Đảng Cộng sản Pháp phát động . Hội Liên hiệp phụ nữ Pháp phát động phong trào đan áo tặng Việt Nam. Có trường nữ học từ hiệu trưởng, giáo viên đến người giữ cổng, bà mẹ các em học sinh đều tham gia. Trong gia đình: con đi thu góp len, mẹ đan áo, bố làm thơ gửi tặng chiến sĩ Việt Nam. Hơn 2000 chiếc áo len đã được gửi đến chiến sĩ Việt Nam đang chiến đấu. Bên cạnh đó, bán hàng quyên góp tiền cũng diễn ra sôi nổi: Hàng trăm chiếc khăn rằn, hàng nghìn tấm thiếp vì hòa bình; hàng vạn túi gạo nhỏ có hình ảnh người phụ nữ Việt Nam đã được chị em phụ nữ Pháp đem đi bán kèm theo lời giải thích sâu sắc về ý nghĩa của việc ủng hộ Việt Nam chống Mỹ và lời tố cáo tội ác của đế quốc Mỹ ở Việt Nam. Chị em đã đóng góp 25 triệu phờ- răng trong “Chuyến tàu đoàn kết với Việt Nam”.

Những trái tim vì hoà bình – VN
Bưu ảnh của phụ nữ Pháp bán vào dịp 8/3 lấy tiền ủng hộ Việt Nam
Phụ nữ Pháp ủng hộ Việt Nam

Những trái tim vì hoà bình – VN
Hình ảnh trong cuốn sổ tài liệu của Chi hội Saint Cyprien thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ Pháp ở vùng Toulouse đăng tải hoạt động quyên góp hưởng ứng phong trào “Một chuyến tàu đoàn kết với Việt Nam”
Những trái tim vì hoà bình – VN
Hình ảnh trong cuốn sổ tài liệu của Chi hội Saint Cyprien thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ Pháp ở vùng Toulouse đăng tải hoạt động quyên góp hưởng ứng phong trào “Một chuyến tàu đoàn kết với Việt Nam”
Những trái tim vì hoà bình – VN
Chuyến tàu chở hàng đoàn kết với Việt Nam của phụ nữ Pháp
Những trái tim vì hoà bình – VN
Phụ nữ Pháp quyên góp tiền ủng hộ nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Những trái tim vì hoà bình – VN
Hàng viện trợ của nhân dân Pháp cho nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ
Phụ nữ các nước ủng hộ nhân dân Việt Nam

Những trái tim vì hoà bình – VN
Hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Cánh tả Thuỵ Điển đang vận động lấy chữ ký phản đối Đế quốc Mỹ ném bom ở Việt Nam 1972 tại Stockholm.
Những trái tim vì hoà bình – VN
Hộp quyên tiền ủng hộ Việt Nam của Hội phụ nữ cánh tả Thụy Điển. Trên hộp có ghi rõ Hội Liên hiệp phụ nữ Cánh tả Thụy Điển thu tiền ủng hộ cho Việt Nam bằng tiếng Thụy Điển
Những trái tim vì hoà bình – VN
Sticker"Quân đội Mỹ ra khỏi Đông Dương" tổ chức UNLF in và bán tại Thuỵ Điển để ủng hộ Việt Nam chống Mỹ.
Những trái tim vì hoà bình – VN
Đĩa hát có bài "Giúp đỡ Việt Nam" do tổ chức Vì Việt Nam của Cộng hoà Liên bang Đức phát hành để ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân và Phụ nữ Việt Nam
Những trái tim vì hoà bình – VN
Album của Liên đoàn Phụ nữ Dân chủ Đức (DFD) ở thành phố Strausberg ghi lại các hoạt động quyên góp tiền và chữ ký của người dân Đức giúp đỡ Việt Nam, năm 1968
Phụ nữ các nước ủng hộ nhân dân Việt Nam

Những trái tim vì hoà bình – VN
Giấy tiếp nhận hàng viện trợ gồm 65 kiện hàng nặng 4578kg do phụ nữ Liên Xô tặng phụ nữ Việt Nam, năm 1968
Những trái tim vì hoà bình – VN
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tiếp nhận chuyến tàu 120 tấn quà của phụ nữ Liên Xô tặng phụ nữ và trẻ em Việt Nam, tháng 4 năm 1969
Những trái tim vì hoà bình – VN
Phụ nữ Áo đan chăn len gửi tặng phụ nữ, thiếu nhi Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Những trái tim vì hoà bình – VN
Bà Nguyễn Thị Bình, trưởng đoàn Đại biểu Hội LHPN Giải phóng miền Nam Việt Nam nhận quà từ phụ nữ Áo trao tặng cho phụ nữ và trẻ em Việt Nam, tại Thủ đô Viên, tháng 10/1965
Những trái tim vì hoà bình – VN
Bà Lê Thị Xuyến, Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam tiếp nhận quần áo quyên góp từ cuộc vận động "Quà từ trái tim" của phụ nữ Ba Lan tặng phụ nữ và trẻ em Việt Nam, năm 1968
Những trái tim vì hoà bình – VN
Phụ nữ Hunggari trao tặng 20.000 chăn len ủng hộ cho phụ nữ Việt Nam
Những trái tim vì hoà bình – VN
Áp phích “Chiến tranh đã đi qua” được phát hành tại Mỹ sau ngày nhân dân Việt Nam chiến thắng, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Lời xin lỗi từ một người mẹ Mỹ

Có một câu chuyện về một hiện vật chúng tôi muốn kể riêng với quý vị. Không phải là chuyện về sự ủng hộ, mà đây là về sự day dứt của một người mẹ Mỹ khi cuộc chiến tranh tại Việt Nam đã lùi xa gần 20 năm.

Ngày 26/7/1994, bưu điện Đà Nẵng đã nhận được lá thư gửi từ bà Cecila M.Goto. Lá thư viết “Thưa ngài! Sau cuộc chiến tranh Việt Nam, người lính trẻ đã mang về quê mình, nước Mỹ, đôi hoa tai vàng này và đem làm quà cho mẹ mình. Giờ đây, tôi xin gửi trả lại đôi hoa tai đó về nơi xuất xứ và xin được tha thứ. Tôi hiểu rằng, đôi hoa tai đó đã được đánh bằng những chiến nhẫn cưới của những người lính Việt Nam đã chết. Chuyện thực buồn, tôi thực đau lòng. Tôi tin rằng, chính đôi hoa tai đã mang lại bao nhiêu phiền muộn đau đớn và rủi ro cho người lính trẻ kia, và rằng anh ta đã phải sống qua những tháng năm bi thảm….”

Bà Cecila M.Goto là mẹ của một người lính hải quân Mỹ tham chiến ở Việt Nam. Sự day dứt và mặc cảm về tội lỗi của con trai mình theo bà gần 2 thập kỷ. Cho đến khi bà quyết tâm và tìm cách trao gửi lại đôi hoa tai về với Việt Nam để giành lại sự thanh thản trong lòng. Nhưng trên hết, chúng ta đều cảm nhận được ý nghĩa và giá trị của hai chữ Hòa bình từ câu chuyện này.

Muốn tìm hiểu thêm chi tiết câu chuyện, quý vị có thể vào website của Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam https://baotangphunu.org.vn/loi-xin-loi-viet-nam-tu-mot-nguoi-me-my/

Những trái tim vì hoà bình – VN
Phần kết
Những tư liệu Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam lưu giữ về sự ủng hộ của quốc tế đối với cuộc chiến tranh tại Việt Nam còn rất hạn chế. Thông tin về các quốc gia, những con người đã ủng hộ cho Việt Nam cũng không nhiều. Chúng tôi mong muốn rằng, khi bạn xem triển lãm này, nếu bạn, hay người thân, bạn bè của mình có kí ức, hiện vật đã từng gắn bó với Việt Nam trong suốt hơn 20 năm chúng tôi chống chiến tranh Mỹ, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để giúp chúng tôi hoàn thiện bộ sưu tập giá trị và ý nghĩa này.
Thông tin liên hệ: info@baotangphunu.org.vn (+84-4) 39365973