Chiến thắng Điện Biên Phủ đã trải qua hơn 70 năm, nhưng những ký ức về một thời bom đạn vẫn còn in đậm trong tâm trí của mỗi người dân đất Việt cũng như bạn bè trên thế giới. Điện Biên Phủ thực sự trở thành một thiên anh hùng ca bất diệt của thế kỷ 20.
Danh mục: <span>Câu chuyện hiện vật</span>
Những lá thư gói lời cha dặn
Những lá thư tay được viết từ chiến trường cách đây hơn nửa thế kỷ, có thể không còn nguyên màu mực, nhưng lại chứa đựng nguyên vẹn một tình yêu – với Tổ quốc, với gia đình, với tương lai
Trần Thị Mai – Bông hồng thép của Biệt động Sài Gòn
Một trong những bông hồng thép của đội Biệt động Sài Gòn là Anh hùng LLVTND Trần Thị Mai, người đã ba lần đánh bom vào sào huyệt địch, kiên cường vượt qua tra tấn dã man, giữ một lòng kiên trung với cách mạng.
Bức thư của người chiến sĩ giải phóng Sài Gòn năm xưa
Trong đoàn quân tiến vào Dinh Độc Lập ngày 30 tháng 4 lịch sử năm ấy có người thầy giáo - chiến sĩ Phạm Hoài Thủy. Câu chuyện về những ngày chiến đấu gian khổ, hiểm nguy, tham gia giải phóng Sài Gòn, tiến vào Dinh Độc Lập và tiếp quản Sài Gòn những ngày đầu giải phóng được anh tái hiện chân thực trong “Lá thư từ giữa thành phố Sài Gòn”.
Đặng Sỹ Ngọc – Ký ức không bao giờ quên
Những cuốn nhật ký ông Đặng Sỹ Ngọc luôn trân trọng và lưu giữ rất cẩn thận, để rồi có dịp ra Hà Nội ông đã quyết định trao tặng những kỷ vật này cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, với mong muốn đóng góp một phần tư liệu chân thực cho công tác trưng bày, giáo dục truyền thống.
Bài thơ dành tặng người chiến sĩ áo trắng trong chiến dịch Đường 9 – Nam Lào
Ông Hoàng Hòa, là một trong nhiều bệnh nhân đã được y sỹ Nguyễn Thị Kim Sáu trực tiếp điều trị. Trong quá trình điều trị, ông cảm nhận sâu sắc những tình cảm, sự hy sinh của y bác sỹ nói chung và y sỹ Sáu nói riêng đối với các thương bệnh binh. Sau một thời gian điều trị và được ra viện vào năm 1970, ông đã viết tặng y sỹ Nguyễn Thị Kim Sáu một bài thơ. Bài thơ đã nói lên những cảm nhận và tình cảm của ông đối với y sỹ Nguyễn Thị Kim Sáu và các y bác sỹ nói chung.
Ký ức Hà Nội tháng Mười năm ấy
70 năm đã trôi qua, nhưng ngày 10/10/1954 là dấu ấn lịch sử không thể quên đối với các thế hệ người dân Việt Nam nói chung, thủ đô Hà Nội nói riêng. Đây là một mốc son trong lịch sử xây dựng và phát triển của Thủ đô và đất nước, đánh dấu một bước ngoặt có ý nghĩa to lớn, mở ra thời kỳ phát triển mới, nhân dân lao động được làm chủ vận mệnh của mình, phấn khởi bước vào xây dựng cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa.
Những phụ nữ là chứng nhân lịch sử trong cách mạng tháng Tám năm 1945
Ngày 19/8/1945 là một sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam, đưa nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình.
Lá thư cuối cùng gửi chị gái
Chị Nguyễn Thị Ngọc Tuân sinh ngày 01/12/1946 tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Năm 1965, chị nhập ngũ vào đơn vị C373, đội 37 Thanh niên xung phong có nhiệm vụ mở và bảo vệ tuyến đường Trường Sơn từ Thanh Hóa vào Quảng Trị.
Những lá thư thời chiến mang thông điệp “Gia đình yêu thương”
Trong cuộc sống, những người thân yêu trong gia đình được đoàn tụ bên nhau là một điều tuyệt vời, tuy nhiên có rất nhiều gia đình đã phải chia xa vì nhiều hoàn cảnh và lý do khác nhau.