Trưng bày online
Các trưng bày online
Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Triệu Đại – Bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ
Triển lãm “Nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại, Bản anh hùng ca bằng ảnh về Điện Biên Phủ” giới thiệu 70 bức ảnh tương ứng với 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, đây là những khoảnh khắc quý giá đã được người phóng viên chiến trường Triệu Đại ghi lại. Ông là phóng viên duy nhất có một bộ ảnh hoàn chỉnh từ lúc mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ cho đến lúc Chiến dịch toàn thắng. Bộ ảnh là thành quả, là di sản vô giá của nghệ sĩ nhiếp ảnh Triệu Đại (1920-1992) để lại cho đời.
Phụ nữ với Điện Biên
Đã 70 năm qua nhưng dư âm của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” vẫn luôn in đậm trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Trong bản hùng ca đó có đóng góp không nhỏ của những người phụ nữ Việt Nam kiên cường, bản lĩnh, dịu dàng và nhân ái. Dù trong chiến tranh hay khi hòa bình, phụ nữ cả nước luôn hướng về Điện Biên với tinh thần “đồng hành” với mảnh đất biên cương anh hùng.
Phụ nữ khởi nghiệp – cất cánh bay xa
Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp với chủ đề “Phụ nữ khởi nghiệp, phát huy tài nguyên bản địa” năm 2023 là cuộc thi lần thứ 5 được Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức. 33 Dự án khởi nghiệp xuất sắc tại Vòng Chung kết cấp Vùng được lựa chọn tiếp tục tham gia Vòng Chung kết toàn quốc.
Người con gái sông Tiền
Triển lãm giới thiệu những đóng góp to lớn của đồng chí Nguyễn Thị Thập đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc và sự nghiệp giải phóng phụ nữ; Thể hiện sự tôn kính của các tầng lớp nhân dân và phụ nữ cả nước đối với người con ưu tú của quê hương Tiền Giang và vùng đất Nam Bộ Thành đồng Tổ quốc, người phụ nữ kiên trung, người cán bộ ưu tú của Đảng, người lãnh đạo xuất sắc của Hội LHPN Việt Nam, một tấm gương sáng ngời “Anh hùng – Bất khuất – Trung hậu – Đảm đang” của phụ nữ Việt Nam.
Khát vọng phát triển
Triển lãm “Khát vọng phát triển” với câu chuyện về việc nhà, những vấn đề xã hội như tảo hôn, gánh nặng kép trong gia đình mẫu hệ… giúp người xem hiểu rõ hơn về rào cản, định kiến giới đang diễn ra tại nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Triển lãm đồng thời giúp người xem thấy được nhiều hơn khát vọng phát triển của phụ nữ, trẻ em khi có sự đồng hành của Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em” – 1 trong 10 dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 do Hội LHPN Việt Nam chủ trì.
Hành trình khởi nghiệp – Khát vọng vươn xa
Khởi nghiệp là một hành trình, ở đó những người phụ nữ được trải nghiệm tất cả buồn vui, khó khăn, vất vả, gian nan, thách thức…, nhưng đọng lại là vị ngọt của những mùa vàng. Hành trình khởi nghiệp đó vẫn đang diễn ra, lan tỏa và tiếp nối. Với sự đồng hành của Chính phủ, các ban, ngành, các tổ chức, cá nhân trong xã hội; sự tiếp sức, truyền cảm hứng từ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; đặc biệt là sự sát cánh của gia đình, người thân, chị em ngày càng mạnh dạn, tự tin mang khát vọng khởi nghiệp của mình vươn cao, vươn xa, lan tỏa và hòa chung vào làn sóng khởi nghiệp Quốc gia.
Bộ sưu tập Tục ăn trầu định dạng 3D
Tục ăn trầu phổ biến ở các nước Đông Nam Á. Ở nhiều dân tộc của Việt Nam, trầu cau là lễ vật không thể thiếu trong hôn nhân, tang ma và các dịp nghi lễ. Nhai trầu vẫn là thói quen hàng ngày của một số người ở nông thôn. Một miếng trầu gồm có: mảnh lá trầu quệt vôi, miếng cau có hạt, có thể có thêm vỏ cây và thuốc lào. Đồ dùng cho ăn trầu thường gồm các loại như: tráp, khay hoặc mủng đựng trầu, bình vôi, chìa vôi, dao và ống nhổ. Người Tày, người Mường thường dùng túi vải để đem theo đồ ăn trầu, dùng mo cau bọc vải để cuộn lá trầu giữ cho tươi lâu. Người già dùng cối giã trầu cho mềm trước khi nhai.
Bộ sưu tập “Tục ăn trầu” trên định dạng 3D là dự án kết hợp giữa Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam và Đại học RMIT.
Những miền quê đáng sống
Từ năm 2010 đến nay, Hội LHPN Việt Nam đã triển khai Cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch” góp phần thiết thực thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, trong đó tiêu chí “3 sạch” (sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ) góp phần thực hiện các tiêu chí về môi trường; hướng dẫn các mô hình bảo vệ môi trường tại cộng đồng, triển khai đề án thí điểm hoàn thiện và nhân rộng mô hình bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại các xã khó khăn, biên giới, hải đảo theo hướng xã hội hóa.
Bình an sau bão giông
Nếu ví Covid-19 là một cơn bão, nó đã càn quét, tàn phá, cuốn phăng sức khỏe, sinh mạng và tổ ấm hạnh phúc của hàng triệu gia đình. Trẻ em là đối tượng chịu tổn thương nặng nề do dịch bệnh hơn cả khi phải chứng kiến người thân ra đi, ở lại ngôi nhà khuyết thiếu tình thương trong điều kiện sống khó khăn, thiếu thốn. Từ tình yêu và trái tim của người mẹ, Hội LHPN Việt Nam đã thực hiện chương trình “Mẹ đỡ đầu” thiết thực và nhân văn với mong muốn mang đến cho các em thêm một “người mẹ” để đồng hành, chăm sóc và yêu thương, cùng với đó là sự an toàn, ấm áp và niềm vui trong cuộc sống. Triển lãm “Bình an sau bão giông” kể câu chuyện mà những đứa trẻ phải đối mặt sau khi dịch Covid -19 đi qua với bao nghiệt ngã. Nhưng rồi các em đã, đang và sẽ dần tìm lại được nụ cười bởi “Mẹ đỡ đầu” đã đến bên các em.
Khát vọng tỏa sáng
Chào mừng Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 tổ chức tại Việt Nam và cũng để tri ân tới những nữ vận động viên qua các giải đấu SEA Games trong lịch sử. Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức triển lãm “Khát vọng tỏa sáng” với 60 bức ảnh giới thiệu gần 50 tập thể, cá nhân xuất sắc, đạt thành tích cao trong đấu trường khu vực và quốc tế.
Nơi tôi đang sống
Triển lãm “Nơi tôi đang sống” là tiếng nói của người dân, đặc biệt là phụ nữ và thanh niên người Xinh Mun thuộc hai xã Chiềng On và Phiêng Khoài ở huyện Yên Châu, Sơn La về những nghi lễ, tập tục văn hóa truyền thống trong việc mang thai, sinh đẻ, tổ chức cuộc sống gia đình cũng như sự thay đổi thích ứng của họ trong cuộc sống hôm nay.
Giữ yên biên thùy
Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, nhân dân biên giới nói chung, phụ nữ nói riêng đã hun đúc nên nhiều phẩm chất tốt đẹp, đó là lòng nồng nàn yêu nước; là đức tính hy sinh, vượt lên gian khổ chiến đấu vì độc lập tự do; là tinh thần tự tôn, tự hào dân tộc. Tất cả là tài sản, là truyền thống quý báu, cần được gìn giữ, phát huy.
Vững tay chèo lái
Triển lãm “Vững tay chèo lái” phản ánh hướng đi mới của Hội LHPN Việt Nam trong thời đại công nghệ 4.0, trong thời dịch Covid-19, giúp phụ nữ thành công trên con đường khởi nghiệp.
Gắn kết bằng trái tim
Triển lãm “Gắn kết bằng trái tim” như thước phim ghi lại hành trình đi tìm hạnh phúc, một mái ấm bình yên trọn vẹn của các thành viên gia đình, đồng thời khái quát các hoạt động nổi bật và kết quả của Đề án “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017-2027” của Hội LHPN Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua.
Nữ tướng khăn rằn
Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh bà Nguyễn Thị Định
Triển lãm “Nữ tướng khăn rằn” giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp bà Nguyễn Thị Định – nữ tướng đầu tiên của Việt Nam thế kỷ XX
Những trái tim vì hoà bình
Hơn nửa thế trước, Mỹ đưa hàng chục triệu binh lính, hàng triệu tấn bom đạn đến xâm lược Việt Nam. Cuộc chiến phi nghĩa ấy gặp phải sự phản đối dữ dội của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới.
Vị giọt mồ hôi
Phản ánh kết quả qua ba năm tổ chức “Ngày phụ nữ khởi nghiệp” của TW Hội LHPN Việt Nam (2017-2020)
Triển lãm “Vị giọt mồ hôi” kể các câu chuyện về hành trình khởi nghiệp làm kinh tế, khát khao thay đổi cuộc sống, nâng cao vị thế của phụ nữ ngày nay thông qua những hình ảnh, clip, chia sẻ của hội viên điển hình
24 giờ trên phố
Triển lãm “24h trên phố” giới thiệu những câu chuyện chân thực dung dị nhất do trẻ thực hiện. Mỗi câu chuyện là một mảng màu đa diện. Có mảng trầm, lạnh như những ký ức buồn mà các em đã nếm trải nhưng cũng có mảng màu bừng sáng, ấm áp khi các em được sự giúp đỡ hỗ trợ của Nhà nước, các Bộ, Ban, Ngành, của Hội LHPN các cấp, của cộng đồng và các tổ chức, cá nhân thiện nguyện. Các em đã tìm lại được niềm tin, chắp cánh cho những ước mơ, xây dựng một tương lai tươi sáng.