Chào mừng đến với Bảo tàng!

Nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội, cách hồ Hoàn Kiếm và khu phố cổ khoảng hơn 500m, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam toạ lạc trên phố Lý Thường Kiệt – con phố đẹp, cổ kính bậc nhất Hà Nội. Đến với Bảo tàng, khách tham quan được tìm hiểu về vai trò của phụ nữ Việt Nam trong dòng chảy lịch sử và văn hóa của đất nước qua những nội dung trưng bày khoa học, đẹp mắt và ấn tượng.

Những câu chuyện về phụ nữ  ở khắp mọi miền  rất đỗi bình dị, nhưng lại sâu sắc, ẩn chứa tình yêu, sự hi sinh và những đóng góp thầm lặng, tạo nên khí chất, vẻ đẹp và tầm quan trọng của phụ nữ Việt Nam trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Chúng tôi sưu tầm,  lưu giữ, giới thiệu những giá trị, di sản và vẻ đẹp ấy đến với công chúng trong và ngoài nước, để mỗi chúng ta thêm tự hào, yêu thương và trân trọng họ.

 

 

 

 

Giờ Mở Cửa

Hàng ngày: 08:00 – 17:00
Từ Thứ 2 đến Chủ nhật.

Địa chỉ:

36 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Nội dung nổi bật

Trưng bày thường xuyên

Cùng khám phá và tìm hiểu về lịch sử và văn hóa của phụ nữ Việt Nam qua các biểu tượng của chúng tôi!

“Tiền Trường Sơn” – Ký ức và sứ mệnh

Trao cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam những kỷ vật gắn kết với những năm tháng gian khổ trên chiến trường năm xưa, Lê Thị Vọng Hương – cô y tá Sơn năm nào bồi hồi kể lại những kỷ niệm khó quên và giấc mơ được trở về về nhóm thành phần.

Bộ sưu tập tập tin

Sự đa dạng trong bộ sưu tập của chúng tôi đã phản ánh thông tin lịch sử của phụ nữ Việt Nam và những đóng góp quan trọng của họ.

 

Triểm lãm ảo 360

Triển lãm ″Khát vọng Phát triển″

Triển lãm ″Theo dấu chân ĐẠI TƯỚNG″

Câu chuyện hiện vật

Bức thư của người chiến sĩ giải phóng giải phóng Sài Gòn năm xưa

Bức thư của người chiến sĩ giải phóng giải phóng Sài Gòn năm xưa

Trong đoàn quân tiến vào Dinh Độc Lập ngày 30 tháng 4 lịch sử năm ấy có người thầy giáo - chiến sĩ Phạm Hoài Thủy. Câu chuyện về những ngày chiến đấu gian khổ, hiểm nguy, tham gia giải phóng Sài Gòn, tiến vào Dinh Độc Lập và tiếp quản Sài Gòn những ngày đầu giải phóng được anh tái hiện chân thực trong “Lá thư từ giữa thành phố Sài Gòn”.

Đặng Sỹ Ngọc – Ký ức không bao giờ quên

Đặng Sỹ Ngọc – Ký ức không bao giờ quên

Những cuốn nhật ký ông Đặng Sỹ Ngọc luôn trân trọng và lưu giữ rất cẩn thận, để rồi có dịp ra Hà Nội ông đã quyết định trao tặng những kỷ vật này cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, với mong muốn đóng góp một phần tư liệu chân thực cho công tác trưng bày, giáo dục truyền thống.

Bài thơ dành tặng người chiến sĩ áo trắng trong chiến dịch Đường 9 – Nam Lào

Bài thơ dành tặng người chiến sĩ áo trắng trong chiến dịch Đường 9 – Nam Lào

Ông Hoàng Hòa, là một trong nhiều bệnh nhân đã được  y sỹ Nguyễn Thị Kim Sáu trực tiếp điều trị. Trong quá trình điều trị, ông cảm nhận sâu sắc những tình cảm, sự hy sinh của y bác sỹ nói chung và y sỹ Sáu nói riêng đối với các thương bệnh binh. Sau một thời gian điều trị và được ra viện vào năm 1970, ông đã viết tặng y sỹ Nguyễn Thị Kim Sáu một bài thơ. Bài thơ đã nói lên những cảm nhận và tình cảm của ông đối với y sỹ Nguyễn Thị Kim Sáu và các y bác sỹ nói chung.

“Nguồn cội” – triển lãm hồi cố của nữ họa sĩ Tô Bích Hải

“Nguồn cội” – triển lãm hồi cố của nữ họa sĩ Tô Bích Hải

Chiều ngày 7/3/2025, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm "Nguồn cội" của nữ họa sĩ Việt kiều Tô Bích Hải. Triển lãm do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Không gian lưu niệm Lê Bá Đảng và Lân Tinh Foundation tổ chức, nhân dịp kỷ niệm 115 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3/1910 - 8/3/2025).