Các nhân vật lịch sử


“Trên đất nước nghìn năm chảy máu
Nghìn năm người con gái vẫn cầm gươm”

Từ buổi đầu lịch sử dân tộc, phụ nữ Việt Nam đã có vai trò quan trọng trong giữ nước. Năm 40 sau Công nguyên, Hai Bà Trưng (Trưng Trắc, Trưng Nhị) lãnh đạo nhân dân đánh đổ ách đô hộ của nhà Đông Hán, giành độc lập cho đất nước. Trưng Trắc được tôn làm vua hiệu là Trưng Nữ Vương, đóng đô ở Mê Linh. Thế kỷ thứ III, Triệu Thị Trinh, 23 tuổi, ở Triệu Sơn, Thanh Hoá, cùng anh trai khởi nghĩa chống giặc Ngô. Nữ đô đốc Bùi Thị Xuân, một tướng tài của vua Quang Trung, chỉ huy đội tượng binh góp phần đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược vào năm 1789.

Họ cũng có đóng góp trong xây dựng và phát triển đất nước. Thế kỷ X, Thái hậu Dương Vân Nga đặt lợi ích quốc gia trên lợi ích dòng họ, trao vương quyền cho Thập đạo Tướng quân Lê Hoàn, mở ra triều đại Tiền Lê, để dân tộc có đủ thế và lực đánh thắng quân Tống năm 981. Nguyên Phi Ỷ Lan trong 2 lần thay vua Lý Thánh Tông trị nước có nhiều chính sách an dân: mở mang nghề trồng dâu nuôi tằm, giải phóng cung nữ… Bà Nguyễn Thị Duệ giả trai dự kỳ thi Hội năm 1593 và đã đỗ đầu, trở thành nữ tiến sỹ đầu tiên của Việt Nam. Lịch sử cũng ghi nhận đóng góp của nhiều nữ sỹ nổi tiếng như Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, bà Huyện Thanh Quan…

Tranh Bà Triệu

Họ cũng có đóng góp trong xây dựng và phát triển đất nước. Thế kỷ X, Thái hậu Dương Vân Nga đặt lợi ích quốc gia trên lợi ích dòng họ, trao vương quyền cho Thập đạo Tướng quân Lê Hoàn, mở ra triều đại Tiền Lê, để dân tộc có đủ thế và lực đánh thắng quân Tống năm 981. Nguyên Phi Ỷ Lan trong 2 lần thay vua Lý Thánh Tông trị nước có nhiều chính sách an dân: mở mang nghề trồng dâu nuôi tằm, giải phóng cung nữ… Bà Nguyễn Thị Duệ giả trai dự kỳ thi Hội năm 1593 và đã đỗ đầu, trở thành nữ tiến sỹ đầu tiên của Việt Nam. Lịch sử cũng ghi nhận đóng góp của nhiều nữ sỹ nổi tiếng như Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, bà Huyện Thanh Quan…