Câu chuyện hiện vật

Home / Câu chuyện hiện vật

Những câu chuyện hiện vật  với nhiều nội dung và chủ đề đa dạng được chúng tôi kể thông qua nguồn tài liệu hiện vật quý báu mà chúng tôi đã sưu tầm trong suốt ba mươi năm kể từ khi bảo tàng thành lập. Thông qua những câu chuyện này, những hoài bão, niềm vui, niềm hạnh phúc, ước mơ giản đơn trong cuộc sống trong khó khăn gian khổ sẽ giúp công chúng hiểu hơn, trân trọng hơn về những người bà, người mẹ, người chị đáng kính của mình.

Câu chuyện hiện vật

Ký ức Hà Nội tháng Mười năm ấy

Ký ức Hà Nội tháng Mười năm ấy

70 năm đã trôi qua, nhưng ngày 10/10/1954 là dấu ấn lịch sử không thể quên đối với các thế hệ người dân Việt Nam nói chung, thủ đô Hà Nội nói riêng. Đây là một mốc son trong lịch sử xây dựng và phát triển của Thủ đô và đất nước, đánh dấu một bước ngoặt có ý nghĩa to lớn, mở ra thời kỳ phát triển mới, nhân dân lao động được làm chủ vận mệnh của mình, phấn khởi bước vào xây dựng cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa.

Lá thư cuối cùng gửi chị gái

Lá thư cuối cùng gửi chị gái

Chị Nguyễn Thị Ngọc Tuân sinh ngày 01/12/1946 tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Năm 1965, chị nhập ngũ vào đơn vị C373, đội 37 Thanh niên xung phong có nhiệm vụ mở và bảo vệ tuyến đường Trường Sơn từ Thanh Hóa vào Quảng Trị.

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam – nơi niềm tin trao gửi

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam – nơi niềm tin trao gửi

“Trao toàn bộ kỷ vật cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam quả thật là một quyết định khó khăn với người nặng lòng cùng quá khứ như tôi nhưng đó là quyết định hoàn toàn đúng đắn. Tôi tin tưởng Bảo tàng sẽ lưu giữ và phát huy được giá trị của những hiện vật đó như cách mà các bạn đã làm!'

Chuyện về bức ảnh chụp tại thành cổ Quảng Trị tháng 8/1972

Chuyện về bức ảnh chụp tại thành cổ Quảng Trị tháng 8/1972

Trao tặng bức ảnh cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, bà Phan Thị Lệ chia sẻ: “Nhìn lại bức ảnh O luôn tự an ủi mình. Hòa bình mình còn sống sót khỏe mạnh, so với biết bao đồng chí, đồng đội đã ngã xuống, thấy mình may mắn hạnh phúc lắm rồi"

Võ Hồng Điều – nữ cán bộ hoạt động bí mật tỉnh Trà Vinh

Võ Hồng Điều – nữ cán bộ hoạt động bí mật tỉnh Trà Vinh

Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, bà Võ Hồng Điều cùng với bà Ba Bình chịu trách nhiệm một mũi khởi nghĩa phối hợp cùng với các lực lượng vũ trang tiến vào Dinh Tỉnh trưởng đấu tranh cùng với lực lượng quần chúng trên 20 nghìn đồng bào, góp phần giải phóng hoàn toàn thị xã Trà Vinh sáng 30/4/1975.

Kỷ vật trong tù

Kỷ vật trong tù

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam xin trân trọng giới thiệu một trong những tù nhân chính trị đã được giải phóng vào thời khắc lịch sử ấy - Bà Trịnh Thu Nga, một nữ chiến sĩ hoạt động bí mật tại nội đô Sài Gòn, một nữ tù chính trị đã từng trải qua hầu hết các nhà tù lớn nhất của miền Nam thời Mỹ nguỵ như Thủ Đức, Chí Hòa, Côn Đảo, Tân Hiệp.

Tết đoàn viên và những bức thư thay lời muốn nói

Tết đoàn viên và những bức thư thay lời muốn nói

Những lá thư viết vội gửi người phương xa, trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, dưới mưa bom bão đạn nơi sự sống và cái chết luôn cận kề, vẫn sáng bừng tình cảm yêu thương. Mời các bạn cùng đến với những cánh thư đặc biệt ấy hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.

Bông hoa nơi ngục tù Côn Đảo

Bông hoa nơi ngục tù Côn Đảo

Cuộc sống khổ cực trong lao tù đã là cực hình với nam giới, với nữ giới điều đó còn khủng khiếp hơn. Thế nhưng, những nữ chiến sỹ cách mạng Việt Nam, họ đã luôn kiên cường chiến đấu vượt qua mọi đòn roi của kẻ thù để giữ vững tinh thần và ý chí cách mạng.

Xem thêm